Thói quen và sức ảnh hưởng của thói quen
Trong cuộc sống, thói quen của mỗi người có sức ảnh hưởng rất lớn, từ việc sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ như thế nào, nó ảnh hưởng đến, sức khỏe, việc học tập và làm việc.
Thói quen được hình thành khi não bộ của chúng ta không ngừng tìm cách để giảm bớt sự nỗ lực trí óc. Nó chuyển những hoạt động thường xuyên hằng ngày thành thói quen để khi có sự lặp lại, não được nghỉ ngơi mà không cần phải vận động quá nhiều. Quá trình hình thành thói quen bao gồm 3 bước:
- Khi một sự việc diễn ra, não bộ sẽ gợi ý và những tín hiệu.
- Hình thành lên quá trình suy nghĩ và hành động.
- Khi hành động đó thỏa mãn bản thân, não sẽ ghi nhớ nó để sau này tiếp tục sử dụng.
3 bước này liên tục lặp đi lặp lại và tạo lên một vòng lặp có 3 thành tố: “gợi ý – hoạt động – phần thưởng”, dần hình thành thói quen.
Khi một thói quen hình thành, não bộ sẽ ngừng tham gia vào việc ra quyết định. Mọi quyết định của bạn khi đó không còn dựa trên suy nghĩ, tính đúng/sai, cũng không còn cần nỗ lực hoạt động nữa mà nó hoàn toàn dựa vào thói quen. Thói quen của mỗi người đều có khả năng phục hồi rất tốt, nhưng điều này đồng nghĩa rằng những thói quen xấu của con người chúng ta cũng rất khó bỏ và ngay cả khi có bỏ được thì nó cũng rất dễ dàng nhiễm lại.
Tuy nhiên, lại có những nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen cũng rất dễ biến mất một cách đáng ngạc nhiên. Then chốt nằm ở ý chí của mỗi người. Nó quyết định việc chúng ta có thể chống lại những cám dỗ từ phần thưởng của vòng lặp thói quen hay là không. Đơn giản như việc thể dục buổi sáng, nếu bạn vì lười mà không duy trì nó thường xuyên, chỉ cần nghỉ 1 – 2 buổi thì nó rất dễ bị mất thói quen đó.
Để tạo ra một thói quen mới, chúng ta cần tạo ra những ham muốn, từ đó tìm ra những gợi ý, tín hiệu, xác định rõ những phần thưởng. Nhờ vậy bạn có thể tự tạo ra sức mạnh để thay đổi vòng lặp thói quen. Nguyên tắc vàng cho việc này là phải học hỏi liên tục, thay vì cố gắng cưỡng lại những ham muốn, chúng ta có thể thay đổi những hành động mình có thể làm. Nguyên tắc này thì nó nhắm vào bước hành động trong vòng lặp thói quen. Để một người giảm cân, chúng ta nên tập trung cho họ thay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù hợp hoặc tập thể dục nhiều hơn thay vì bắt họ ăn ít đi, cơ thể họ sẽ không thích ứng kịp mà phản ứng lại tiêu cực.
Những thói quen, không phải cái nào cũng giống nhau, một số có thể coi là then chốt, quan trọng hơn những cái khác và tạo ảnh hưởng sang cái khác. Nó đem lại các chiến thắng nho nhỏ, giúp bạn tin của bạn vào những sự thay đổi khác có thể xảy ra, mang lại tinh thần tích cực. Giống như việc để bắt đầu giảm cân, bạn nên tập thói quen đọc sách báo về cách ăn uống, sinh hoạt sao cho đúng, dần dần tư duy của bạn sẽ thay đổi và những thói quen khác cũng sẽ thay đổi theo.
Vấn đề mấu chốt nằm ở ý chí của bạn có đủ lớn để duy trì, thay đổi hay xây dựng những thói quen mới hay là không. Kỷ luật sẽ kiềm chế bạn khỏi những ham muốn từ thói quen xấu và tạo động lực cho bạn thay đổi để xây dựng thói quen mới, hướng tới cuộc sống tích cực hơn.
Mọi thói quen đều có tác động lớn đến cuộc đời chúng ta dù là tốt hay xấu. Và khi chúng ta nhận thức đúng về nó, chúng ta có trách nhiệm hơn về việc thay đổi thói quen của chính mình.