Thất bại lớn nhất của bạn là gì sau 33 tuổi?
SAU 33 TUỔI THÌ THẤT BẠI LỚN NHẤT CHÍNH LÀ CÓ SỨC Ì QUÁ LỚN, DẬM CHÂN TẠI CHỖ CHỨ KHÔNG PHẢI KHÔNG TIỀN, KHÔNG QUAN HỆ
Khi đến tuổi trung niên thì thiếu tiền bạc, quan hệ không rộng không phải thất bại lớn nhất, mà phải là sống thành những kiểu người như này.
1. BỊ THỰC TẾ ĐÈ BẸP
Có người từng nói rằng những người có thể sống dưới áp lực là người mạnh mẽ, còn ai chết dưới áp lực chính là người cô đơn.
Trên thế giới và cuộc sống này, con người ta lúc nào cũng phải chịu áp lực nhất định. Ngay cả khi thở thôi thì áp lực vẫn tồn tại.
Đối với độ tuổi trung niên thì áp lực và căng thẳng nhất của họ có thể nói tới chính là tới từ vật chất và gia đình.
Chúng ta cần tiền để duy trì cuộc sống, để nuôi 1 gia đình cũng cần tiền, nhưng để gia đình nó ra sao thì tiền thôi là chưa đủ mà nó còn ảnh hưởng bởi trí tuệ trong đối nhân xử thế, giao tiếp giữa mọi người với nhau.
Sống trên đời, bạn chỉ có thể phàn nàn 1 cách hợp lý chứ không phải mọi lúc mọi nơi. Còn không phàn nàn nhiều sẽ chỉ khiến bản thân chán nản hơn mà thôi.
2. KHÔNG CÓ NỘI TÂM VỮNG VÀNG
Trước khi có thể giải quyết điều gì thì điều đầu tiên cần giải quyết chính là chính lòng mình.
Trái tim là cội nguồn của mỗi con người. Nếu bạn bảo vệ, chăm sóc “Cội nguồn” của mình tốt thì bạn tự nhiên sẽ giữ được nguyên tắc và có giới hạn nhất định cho mình.
Còn nếu bạn phá hủy nguồn gốc của mình thì cuộc sống sẽ vì thế mà tẻ nhạt và kho khăn hơn rất nhiều lần.
1 số người không đủ mạnh mẽ để có thể đối mặt với các thách thức trong cuộc sống, họ không thể chấp nhận nổi sự thật rằng họ thất bại, họ không muốn bị cảm thấy thua kém người khác, vì thế dần dần sẽ sinh ra những tâm lý lệch lạc.
Khi tâm lý không tốt lâu dần sẽ kéo theo nhiều bệnh tật. Vì thế ở tuổi trung niên trước khi muốn kiếm thật nhiều tiền thì bắt buộc phải có cho mình tâm thái tích cực, phải luôn giữ cho ánh sáng phủ khắp nội tâm rồi hãy nghĩ đến việc sống hạnh phúc.
Bởi lẽ rằng chỉ có vững vàng thì mới có thành công, người không vững vàng ắt sẽ thất bại.
3. KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH CHO TƯƠNG LAI
Điều đáng sợ trên thế giới này không phải rằng không biết đối phó với vấn đề gì mà là nó nằm ngoài dự đoán mà con người có thể nghĩ ra.
1 nghành công nghiệp lớn có thể trở thành lạc hậu chỉ sau 1 đêm, cơ hội và nguy hiểm có thể cùng 1 lúc mà đến với ta.
Những người mà có sự chuẩn bị trước thì họ có khả năng nắm bắt cơ hội và phát triển tốt. Còn với kiểu người chỉ sống qua ngày thì cơ hội có phơi bày ra trước mặt họ cũng chưa chắc nắm bắt được.
Trong cuộc sống bạn không thể nào biết được điều gì đang chờ đợi bạn vào ngày mai. Vì thế thay vì cứ sống bản năng không mục đích thì chúng ta nên lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng cho tương lai.
Việc bạn luôn sẵn sàng cho những điều dự đoán có thể xảy ra trong tương lai thì có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Vì thế hãy luôn tự duy trì trạng thái khủng hoảng. Chỉ có cách này thì mới có thể tạo ra con đường tốt đẹp, rực rỡ cho phần đời còn lại của mình.
4. KHÔNG BIẾT HOÀN THIỆN BẢN THÂN
Rất nhiều người trung niên thường cho rằng họ đã làm việc lâu năm nên có đủ kinh nghiệm do đó không thể nào bị đào thải ở nơi làm việc.
Suy nghĩ này ngày xưa có thể có 1 giá trị nhất định nhưng với thời đại này thì thâm niên trong nghề chả có ý nghĩa gì cả.
Trong mắt lãnh đạo nhìn nhân sự thì trung niên chưa chắc được đánh giá hơn người trẻ. Con số thay thế vị trí của người trung niên cho người trẻ của 1 số công ty cần sự sáng tạo là cực kỳ cao.
vì thế mà nói sự nghiệp của 1 người không có gì là chắc chắn an toàn cả.
Cho nên kể cả tuổi trung niên có thâm niên với nghề cũng phải hoàn thiện bản thân cả kỹ năng và kiến thức liên tục, không được ngừng nỗ lực.
Đừng bao giờ nghĩ trung niên là không phải học hỏi thêm, càng cao tuổi càng phải chú ý cải thiện kiến thức để có thể theo kịp xã hội ngày càng phát triển này.