R&D là gì? Nhiệm vụ của bộ phận R&D
Ngày nay, R&D trở thành thuật ngữ quen thuộc và rất quan trọng trong sự phát triển của nhiều công ty, doanh nghiệp lớn. Vậy R&D là gì? Nhiệm vụ của bộ phân R&D là gì? Người làm R&D cần có những kỹ năng gì để thành công?
1. R&D LÀ GÌ?
R&D (Research and Development) có nghĩa là nghiên cứu và phát triển bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc tạo ra sự đổi mới trong các dịch vụ, sản phẩm, quy trình hiện có hoặc phát hiện những cải tiến mới để tạo ra sản phẩm mới. Hiểu một cách đơn giản, R&D là quá trình nghiên cứu nhằm mục tiêu tạo ra cải tiến và sự đổi mới tích cực cho doanh nghiệp. Phần lớn các công ty hiện nay đều dành ngân sách và nguồn lực đầu tư cho các hoạt động của R&D để phát triển sản phẩm mới hoặc nâng các quy trình, sản phẩm đã có.
2. NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN R&D
Bộ phận R&D vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập và phát triển chung của thế giới. Chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận này gồm:
Phân tích tổng hợp:
Đây là công việc thường xuyên nhất của R&D. Nhân viên của phòng phải luôn cập nhật thông tin liên quan đến các dự án mới và thị trường cần tiếp cận, sau đó xác định nguồn thông tin có đáng tin cậy hay không rồi tiến hành phân tích, chắt lọc thông tin theo hướng dễ hiểu nhất, tiết kiệm tối đa thời gian cho các bên liên quan.
Phân tích dữ liệu:
Những dữ án có khối lượng dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm và có sự tương tác của hàng triệu khách hàng cùng lúc thì bộ phận R&D có nhiệm vụ ghi chép và tổng hợp dữ liệu đầy đủ để phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan, giúp các bộ phận khác hoàn thành công việc tốt hơn.
Nghiên cứu khách hàng:
Bô phận R&D đảm nhiệm công việc nghiên cứu độ tuổi, hành vi, tính cách, sở thích, mức thu nhập, khu vực sinh sống… của khách hàng. Nếu công việc này được làm tốt, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Chia sẻ thông tin:
Dựa vào các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, bộ phận R&D sẽ làm các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành.
3. PHÂN LOẠI, CÔNG VIỆC CỦA R&D
Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)
Hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm của bộ phận R&D nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới hay cải tiến, nâng cao chất lượng của những sản phẩm hiện có. Riêng trong các đơn vị cung cấp dịch vụ như resort, khách sạn, R&D sẽ phụ trách nghiên cứu và đưa ra những dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Dịch vụ chăm sóc da, tắm bùn, xông hơi…
Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)
Mục đích của Technology R&D là tạo ra công nghệ mới để cải tiến sản phẩm cũ, ứng dụng vào sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn. Nhiệm vụ này bao gồm cả nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ.
Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)
Đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm tiêu dùng, nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển bao bì của bộ phận R&D đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo nên chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hoặc phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất. Hoạt động này sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.
Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)
Nhiệm vụ này của bộ phận R&D được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” để cải tiến các quy trình vận hành, sản xuất, phục vụ… Một quy trình thành công sẽ mang lại năng suất cao hơn cho doanh nghiệp. Đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì Process R&D quyết định đến sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.
4. KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NHÂN VIÊN R&D
Bạn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm thực tế để có thể làm việc tại bộ phận R&D
Am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm
Nhân viên R&D là người trực tiếp nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cho công ty nên chắc chắn nếu không có kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm thực tế, am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm mà mình đảm nhận thì rất khó để có được hiệu quả công việc tốt nhất.
Năng động, sáng tạo
Lĩnh vực R&D có đòi hỏi cao về khả năng sáng tạo để tìm ra những công nghệ và ý tưởng cải tiến sản phẩm mới. Vì vậy để làm R&D bạn cần năng động, sáng tạo và nhanh nhạy. Nếu không liên tục đưa ra ý tưởng mới, bạn sẽ thụt lùi và dễ bị đào thải.
Kỹ năng giao tiếp
Người làm R&D phải thường xuyên làm việc nhóm với đồng nghiệp để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như kết hợp với những bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm và sản xuất. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp rất cần thiết với nhân viên R&D để giúp quá trình làm việc diễn ra thuận lợi hơn.
Khả năng chịu áp lực
Môi trường làm việc của bộ phận R&D rất năng động và chuyên nghiệp nhưng phải chịu không ít áp lực và căng thẳng. Do đó, ngoài vốn kiến thức, kỹ năng giao tiếp thì khả năng chịu áp lực tốt cũng là một trong những ưu điểm để trở thành một R&D giỏi. Ngoài ra, người làm R&D cần phải sáng tạo, có khả năng ngoại ngữ tốt, am hiểu thị trường và các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để không ngừng phát triển và tạo ra những bước đột phá mới trong công việc.
Kỹ năng ngoại ngữ
Đây là kỹ năng bạn bắt buộc phải có nếu muốn làm việc tại các công ty FDI. Bởi vì, tại các công ty này bạn sẽ phải làm việc với cấp trên, đồng nghiệp là người nước ngoài. Nếu không giỏi ngoại ngữ bạn sẽ khó hoàn thành công việc của mình.
Hơn nữa, các thông tin tài liệu R&D phải làm việc mỗi ngày thường đến từ các nguồn tài nguyên nước ngoài. Do đó, thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều kiến thức mới và dễ dàng phân tích, tổng hợp các dữ liệu khoa học
5. KHÁC NHAU GIỮA R&D với NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Có nhiều doanh nghiệp, tổ chức xem hai khái niệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm và R&D là một. Nhưng trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể phân biệt chúng dựa trên hai điểm sau:
Thứ nhất, mục tiêu, công việc phải làm
Mục tiêu của R&D là phát minh ra các công nghệ mới. Những công việc cần thực hiện bao gồm nghiên cứu thị trường và hành vi của người tiêu dùng, thử nghiệm, thất bại, rút kinh nghiệm, cải thiện ý tưởng. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại tới khi tìm được cái gì đó mới và điều đó sẽ trở thành nền tảng tạo ra các sản phẩm mới.
Trong khi đó, nghiên cứu và phát triển sản phẩm hướng đến việc tạo ra sản phẩm mới dựa trên một hoặc nhiều công nghệ khác nhau. Những sản phẩm được tạo ra cần có tính thực tế, có thể sản xuất hàng loạt và có thể đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Thời gian thực hiện
Hoạt động R&D không chịu sự chi phối trong một khung thời gian nhất định. Yêu cầu của R&D là tìm ra cái mới, nên đôi khi thất bại, phải thực hiện lại từ đầu. Do đó, để R&D thực sự mang lại hiệu quả cần tốn rất nhiều thời gian. Doanh nghiệp sẽ chỉ đưa ra mục tiêu tổng thể và giao toàn quyền cho đội ngũ R&D thực hiện đến khi ra kết quả.
Ngược lại, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cần được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm phải đảm bảo thương hiệu luôn có sản phẩm mới được tung ra thị trường.
Mặc dù, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm phải dựa trên những phát minh từ R&D, nhưng cần đảm bảo tính độc lập để đáp ứng được yêu cầu về thời gian.
Có thể thấy nghiên cứu và phát triển sản phẩm và R&D là hai khái niệm khác biệt nhưng có sự liên hệ mật thiết với nhau. Doanh nghiệp sẽ phải vận dụng hiệu quả cả hai yếu tố này để tạo ra những sản phẩm đúng thời hạn với công nghệ tốt nhất.
Như vậy, qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ R&D là gì, nhiệm vụ và công việc của R&D. Đây cũng là một phần nội dung trong chương trình đào tạo CEO – Giám đốc điều hành mà PTI đào tạo. Chương trình đang ưu đãi giảm 50% phí áp dụng đến ngày 10-01-2024. Bạn hay tham khảo khóa học nhé
Khóa học được tại: Phòng học VIP Tầng 14 Tòa Nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội (bản đồ)