Ở giai đoạn quyết định này của cuộc đời, hãy nhớ BỎ 4 LÀM 5, giá trị nhận được còn hơn cả vật chất
Những thói quen nhỏ nhưng có thể đem tới giá trị lớn cho giai đoạn quyết định này của cuộc đời.
Năm mươi mới biết mệnh, vào thời điểm con người đã lên đến nửa trăm thì họ không chỉ bước vào giai đoạn trung niên khủng hoảng mà còn là “thời kỳ quyết định” của cuộc đời. Đây là giai đoạn hình thành rất nhiều căn bệnh, cũng là cơ hội để các mầm bệnh trong người chuyển biến nặng hơn.
Do đó, nếu không có sự chuẩn bị từ trước, để cơ thể và tâm trí đều được được nuôi dưỡng khỏe mạnh, thì giai đoạn này sẽ trở nên khó khăn, vất vả hơn cả.
Đặc biệt, có quy tắc “Bỏ bốn, làm năm”, tức là 4 điều nên bỏ và 5 điều nên siêng làm sau đây, chúng ta nên chuẩn bị càng sớm thì càng tốt cho sức khỏe của chính mình.
4 điều NÊN BỎ
1. Bỏ thói quen không ăn sáng
Việc bỏ bữa sáng trong thời gian dài sẽ làm tăng 27% nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên do nằm ở việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cho nên, lượng lượng glucose dự trữ bị lấy ra sử dụng. Tiêu hao trong thời gian dài, sẽ khiến cho tim và các tế bào não hoạt động không hiệu quả, dẫn đến các triệu chứng như rã rời chân tay, chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh…
Ngoài ra, nếu không ăn sáng, cơ thể sẽ lấy năng lượng của cơ bắp và gan để sử dụng. Khi đó, cơ bắp và gan sẽ rơi vào tình trạng quá sức với những biểu hiện như mệt mỏi, tứ chi tê bì…
Đồng thời, một nghiên cứu của một trường cao đẳng ở Anh cho thấy, ở những người không ăn sáng, não sẽ phát ra tín hiệu kích thích nhu cầu nạp calo cao, điều này làm tăng đáng kể khả năng sử dụng “đồ ăn vặt” vào bữa trưa và bữa tối. Vì vậy, muốn có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nhất định phải ăn sáng hàng ngày.
2. Bỏ cơn giận
Nhiều người không thể kiểm soát cảm xúc của mình khi tuổi tác dần lớn lên, do đó, họ thường để cảm xúc tiêu cực kiểm soát bản thân. Điều này không có lợi cho tuổi thọ con người. Nếu tâm lý và cơ thể bị lấp đầy bởi những cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài, sức khỏe của bạn dễ bị ảnh hưởng hơn, đặc biệt là dễ mắc các chứng bệnh bao gồm béo phì, đau nửa đầu, trầm cảm, lo âu, khó ngủ, cao huyết áp…
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên tức giận có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người bình tĩnh.
3. Bỏ thói quen ăn quá nhiều
Chỉ ăn no 70% trong mỗi bữa ăn giúp bạn sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chúng ta chỉ nên ăn no khoảng 70% trong mỗi bữa ăn sẽ giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể vận hành dễ dàng hơn. Thường xuyên ăn quá no dễ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Chúng cũng kéo theo các hệ lụy về cân nặng, mỡ máu, huyết áp và sức khỏe tim mạch về lâu dài.
4. Bỏ gối cao khi ngủ
Ngủ gối cao trong thời gian dài dễ gây thoái hóa đốt sống cổ, ngủ ngáy, ngủ mơ. Ngoài ra, thói quen kê cao đầu trong thời gian dài, đặc biệt là thời gian ngủ say về đêm, dễ gây cản trở quá trình lưu thông máu ở đầu, gây thiếu máu não, thậm chí là đau mỏi vai gáy, tê mỏi tay chân.
5 điều cần SIÊNG LÀM
1. Thực hiện các động tác giãn cơ, thư giãn gân cốt
Gân cốt dẻo dai, khí huyết lưu thông, sức khỏe dồi dào. Thường xuyên thực hiện các bài tập để thư giãn gân cốt, trong môi trường yên tĩnh hàng ngày, sẽ giúp cơ mau đào thải những chất độc và chất thải tích tụ trong bắp cơ trong quá trình vận động thể lực.
Ngoài ra, đây còn là những bài tập giải tỏa căng thẳng, giúp tâm trí thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi, tránh trạng thái cảm xúc mệt mỏi và chống stress rất hiệu quả.
2. Uống trà điều độ
Trà là một loại thức uống có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Thường xuyên uống trà vừa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, vừa có thể giúp bạn giảm cân, chống oxy hóa, thúc đẩy tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và ung thư.
Tuy nhiên, uống trà cũng có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Cộng với lượng caffeine nhất định tồn tại trong trà cũng khiến người uống bị gián đoạn chu kỳ ngủ.
Do vậy, cần uống với lượng vừa phải, vào thời điểm thích hợp trong ngày. Không nên uống vào buổi tối, trước khi đi ngủ, sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ.
3. Ấn huyệt thường xuyên
Một trong những kỹ thuật trị liệu điển hình và lâu đời nhất của Y học cổ truyền phương Đông, ngoại trừ châm cứu, chính là xoa bóp bấm huyệt. Đây là một phương pháp kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào các huyệt trên cơ thể gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân.
Với 108 huyệt đạo trên cơ thể con người, kết nối 12 đường kinh cùng 8 mạch kỳ kinh, bấm huyệt đúng cách sẽ tác động lên mạch máu và hệ thần kinh, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp cơ thể tự hồi phục những tổn thương, mệt mỏi.
Đây cũng là biện pháp chăm sóc sức khỏe vô cùng an toàn, có thể tự làm tại nhà một cách dễ dàng với bất kỳ ai.
4. Tập thể dục thường xuyên
Với bất cứ độ tuổi nào, tập thể dục đều có tác dụng rèn luyện cơ xương, tăng cường sức khỏe. Với người sắp tới giai đoạn trung niên thì còn giúp chống loãng xương, tăng cường chức năng tim phổi, lưu thông khí huyết. Tập thể dục là cách đơn giản nhất để tăng cường tuổi thọ.
Các bài tập phù hợp với người ở độ tuổi 50 có thể tập là Thái Cực Quyền, đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng. Nhưng dù tập bài nào, việc quan trọng nhất chính là phải kiên trì và duy trì tập luyện trong thời gian dài mới có kết quả tốt.
5. Ngâm chân thường xuyên
Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể, cũng có rất nhiều huyệt đạo quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quan. Chúng được ví như “trái tim thứ hai” của con người.
Do vậy, chúng cần được chăm sóc đúng cách. Thường xuyên ngâm chân nước nóng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn không những giải tỏa stress mà còn có thể chữa trị một số bệnh mãn tính.
Cách làm: Chuẩn bị nước ở nhiệt độ 38 ~ 45 ℃, đổ ngập cổ chân, thêm một số nguyên liệu khác để giúp thư giãn bàn chân như muối, gừng giã nhỏ, sả, lá lốt, ngải cứu, tinh dầu… rồi ngâm cho đến khi cơ thể ra mồ hôi nhẹ, trong khoảng 15 – 20 phút.