Mô tả công việc Giám đốc điều hành (CEO)
Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ 3 nội dung: Mô tả công việc Giám đốc điều hành; 4 kiểu CEO – Giám đốc điều hành và Tiêu chuẩn công việc Giám đốc điều hành.
Giám đốc điều hành tiếng Anh là Chief executive officer (viết tắt CEO), là người thay mặt hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm hoạt động của toàn công ty, điều hành tất cả mọi công việc hàng ngày.
Với các công ty nước ngoài, CEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thiên nhiều về chiến lược, chính vì vậy ở nước ngoài còn một chức danh khá phổ biến là Giám đốc hoạt động (Chief operating officer – COO), giúp CEO để điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày.
MÔ TẢ CÔNG VIỆC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Định hướng phát triển
Phối hợp với phòng ban điều hành để có thể xây dựng mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, sứ mệnh mà doanh nghiệp mang lại. Điều hành các bộ phận trong công ty để xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu đảm bảo rằng các bộ phận này hoàn thành đúng chỉ tiêu chung của doanh nghiệp trong đúng thời hạn cho phép.
Phát triển nhân lực
Là quá trình chủ động tạo ra sự thay đổi của nhân lực đáp ứng đòi hỏi về nhân lực cho Doanh nghiệp/ tổ chức. Đây là quá trình lâu dài bao gồm hình thức, phương pháp, chính sách và giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể. Phát triển nhân lực còn là cách làm tăng giá trị sử dụng con người trong quá trình phát triển con người, đáp ứng yêu cầu phát triển của Doanh nghiệp/ tổ chức
Quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng là một hoạt động nghiệp vụ tập trung vào việc ứng dụng thực tế các kỹ thuật bán hàng và quản lý hoạt động bán hàng của một công ty. Đây là một chức năng kinh doanh quan trọng như doanh thu thuần thông qua việc bán sản phẩm và dịch vụ và kết quả là lợi nhuận thúc đẩy hầu hết các hoạt động kinh doanh thương mại. Đây cũng là những mục tiêu và chỉ số hoạt động của quản lý bán hàng.
Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý “làm việc đúng” và “làm đúng việc”, “làm đúng ngay từ đầu” và “làm đúng tại mọi thời điểm”.
Quản lý chi phí (Quản lý chi tiêu)
Xác định mức ngân sách cho từng hoạt động, định mức chi phí của các dự án. Theo dõi, kiểm soát, đánh giá định kỳ hiệu quả hoạt động sau đó đưa ra các đánh giá và điều chỉnh ngân sách, chi phí về mức phù hợp.
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM):
Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp được ứng dụng để theo dõi việc lưu hành của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng (nhà sản xuất, đại lý, hệ thống bán lẻ…). SCM cũng được sử dụng để quản lý các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu hành, các yêu cầu liên quan khác và cả các cách sản phẩm đến được với khách hàng cuối cùng. Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý các biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành. Ngoài ra SCM có thể còn bao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp.
4 KIỂU CEO – GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
- Kiểu 1: CEO cảm xúc
- Kiểu 2: CEO uy tín
- Kiểu 3: CEO mê tín
- Kiểu 4: CEO quản trị
Nhận diện được 4 kiểu CEO này: nếu là nhân viên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa vận hành doanh nghiệp của họ từ đó biết cách thích nghi còn nếu là sếp, bạn sẽ biết cách điều chỉnh lối vận hành của mình sao cho hợp lý nhất.
Kiểu CEO cảm xúc
Đặc điểm tiêu biểu của CEO kiểu này là giỏi “nịnh” đồng thời cũng rất “ưa nịnh”. Họ cư xử với cấp trên/ đối tác rất khéo còn đối với nhân viên cấp dưới, không biết nịnh họ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc. Ưu thế của những CEO cảm xúc là họ có khả năng tạo ra những mối quan hệ rất tuyệt vời. Hệ thống nhân sự bên dưới tuân thủ sếp một cách tuyệt đối. Cũng chính vì thế văn hóa của doanh nghiệp này là “Văn hóa tuân thủ và nịnh”
Trước năm 2012, những CEO cảm xúc tạo được mối quan hệ mật thiết với hệ thống chính quyền. Thời buổi kinh tế theo cơ chế xin cho lúc đó là thời điểm lên ngôi của nhóm CEO này và họ gặt hái được rất nhiều thành công . Tuy nhiên từ năm 2016 trở đi, khi thời thế thay đổi, nhóm CEO cảm xúc đã có hiện tượng xuống dốc.
Kiểu CEO uy tín
Đó là những nhân vật nổi tiếng đình đám trong lĩnh vực hoạt động của họ như: showbiz, giáo dục, kinh doanh,… Doanh nghiệp sống bằng uy tín của những CEO này, khách hàng tìm đến doanh nghiệp bằng uy tín của CEO, nhân viên cống hiến cho doanh nghiệp do uy tín của CEO.
Văn hóa doanh nghiệp ở đây là sự ngưỡng mộ dành cho lãnh đạo. Thật tuyệt nếu CEO Uy tín vận hành doanh nghiệp theo quy trình bài bản còn nếu chỉ có uy tín của CEO mà thiếu đi quy trình thì doanh nghiệp rất dễ “sụp đổ”. Nhóm CEO Uy tín thường dễ thành công trong mô hình doanh nghiệp nhỏ hơn. Hiện nay có rất nhiều người thành công với mô hình này, đó là những thầy giáo nổi tiếng, nhân vật showbiz đình đám,… đứng ra mở công ty.
Kiểu CEO mê tín
Những CEO này luôn tin may mắn là yếu tố quyết định đi đến thành công. Họ dành rất nhiều thời gian nhiều để xem phong thủy và lễ cúng. Tại doanh nghiệp của họ, mọi chỗ ngồi, lời nói và hành động của nhân viên đều phải tuân thủ “một luật lệ” nào đó. Khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014, rất nhiều CEO đổ xô đi học phong thủy trong doanh nghiệp, cách thờ cúng trong doanh nghiệp, nhìn tướng người trong Doanh nghiệp.
Kiểu CEO quản trị
Đặc điểm nhận diện của những CEO Quản trị là khi nhân viên trình bày một vấn đề nào đó, họ đều đặt câu hỏi “Tại sao” và khi đưa ra quyết định, họ luôn luôn tìm hiểu nguyên nhân dựa trên những con số xác thực trong quá khứ, hiện tại và tương lai rồi từ đó mới đưa ra giải pháp. Để tồn tại được trong doanh nghiệp của những CEO Quản trị, nhân viên phải làm việc chuyên nghiệp và có năng lực thực sự. Mọi chiêu trò đều không tồn tại được trong hệ thống này vì CEO Quản trị biết rất rõ điều doanh nghiệp muốn – đích đến cuối cùng của doanh nghiệp là gì.
CEO Quản trị xây dựng sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên nền tảng của ý chí, tạo ra hệ thống nhân sự tinh nhuệ, nguồn tài đảm bảo doanh nghiệp đi đến đích một cách khả thi nhất. Trong quá trình vận hành thì mọi yếu tố phát triển của doanh nghiệp đều có con số rõ ràng. Bốn chỉ số họ quan tâm nhất, đó là: Sức khỏe của doanh nghiệp, Sức khỏe của nhân sự, Sức khỏe của kinh doanh, Sức khỏe của tài chính.
Đây là tấm bản đồ hết sức quan trọng của CEO Quản trị nhưng lại là cách vận hành khó khăn nhất bởi nó yêu cầu CEO phải có kỹ năng điều hành con người, kỹ năng vận hành doanh nghiệp một cách khoa học đồng thời phải biết tổng hợp một loạt các kiến thức: Chiến lược, Kinh doanh, Nhân sự, Vận hành, Pháp lý.
Nếu 1 CEO có đủ cả 4 yếu tố: cảm xúc, uy tín, mê tín, quản trị và lấy yếu tố CEO quản trị làm trọng thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ phát triển bền vững.
CÁC KỸ NĂNG CEO – GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CẦN CÓ
Việc tuyển dụng nhân sự cấp cao cho công ty là công việc vô cùng khó khăn, vì ứng viên cho vị trí CEO này cần là người có đủ đức, đủ tài để làm việc một cách hiệu quả đưa công ty đi lên. Một số yếu tố cần có để trở thành một CEO đó là:
- Những người có độ tuổi từ 33-40 tuổi, có bằng cấp cấp đại học trở nên các chuyên ngành về kinh tế, quản trị, marketing….
- Đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí quản lý ít nhất 3 năm ở các công ty. Có thể là vị trí quản lý hoặc vị trí giám đốc.
- Có kinh nghiệm, chuyên môn về điều hành, quản lý doanh nghiệp. Kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống kinh doanh ở các công ty
- Có khả năng lãnh đạo người khác, quản lý, phối hợp, điều hành các bộ phận, phòng ban trong công ty. Có kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng diễn thuyết và truyền cảm hứng cho người khác. Tạo một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và duy trì mối quan hệ đó.
- Có sự năng động, có khả năng giao tiếp tốt, cẩn thận, trung thực, quyết đoán và nhiệt huyết trong công việc.
- Có khả năng làm việc động lập, tính chủ động cao có khả năng xử lý vấn đề, giải quyết tình huống cấp bách tốt.
- Có khả năng chịu được áp lực cao, liên tục trong công việc.
- Có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng nước ngoài ví dụ như Anh, Nhật, Trung Quốc. Tùy từng công ty sẽ có yêu cầu về ngoại ngữ khác nhau.
Hy vọng bài viết về Mô tả công việc Giám đốc điều hành trên sẽ mang đến cho bạn nhưng kiến thức bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn thành công.
Khóa học tham khảo: Khóa học Giám đốc điều hành (Chương trình đào tạo theo hướng đủ cả 4 yếu tố này và lấy yếu tố CEO quản trị làm trọng.
Hà Nội: https://hocceo.com/khoa-hoc-giam-doc-dieu-hanh/
Tại Tp. HCM: https://hocceo.com/khoa-giam-doc-dieu-hanh-tai-tphcm/
Học tại: Phòng học VIP Tầng 14 Tòa Nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội (bản đồ)