Giá trị “Thương hiệu Quốc gia” và Ý nghĩa
Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh
Định Nghĩa: GTTHQG là giá trị vô hình, có được từ tổng năng lực tích lũy, phát sinh và gia tăng qua các năm liên tục, thành các lợi ích kinh tế – xã hội tiềm năng (cho tương lai gần) của một Quốc Gia; đó là Giá trị gia tăng tương đối trên tổng các giá trị tuyệt đối được Quốc Gia đã tạo ra từ quá khứ cho đến hiện tại
GTTHQG nếu xét những con số kinh tế, thì đó là sự vượt trội hơn so với trước đó (khi không phải dựa vào đầu tư thêm mới / hoặc cùng quy về ICOR theo mặt bằng trung bình giữa các Quốc gia khi phát triển kinh tế cho những năm tới):
- Tiền du lịch (người nước ngoài mang vào , kể cả thuế mà các công ty lữ hành phải đóng)
- Tiền Chính phủ thu được từ việc bán dịch vụ Công cho nước ngoài (visa, cấp phép, thẻ xanh, hàng hoá Công…), bán trái phiếu Chính phủ…
- Tổng kim ngạch cân bằng (không thiệt về việc làm ) trong thương mại hai chiều và đa phương
- Khả năng thu hút đầu tư từ các Nước khác (để tạo công ăn việc làm và tăng trưởng tiếp theo)
- Mọi hàng hóa Quốc gia có giá trị cao, tiền tham gia hiệu lực vào giao thương Quốc tế,
GTTHQG phụ thuộc vào:
- Chính sách thị trường bình đẳng, tự do của Quốc Gia
- Chính sách mở cửa , khuyến khích kinh doanh và làm ăn lâu dài
- Quyền lực mềm của Chính phủ vơi các Quốc gia khác để sinh thêm được lợi ich
- Sự hấp dẫn trung dài hạn về môi trường chính trị-xã hội-tự nhiên – hạ tầng
- Trình độ phổ quát và bền vững của cơ sở hạ tầng kinh tế – chính trị – xã hội
Chúng ta thử nghĩ về lợi ích của GTTHQG, ví dụ của Mỹ năm 2018 được Brand Finance ước 26.000 tỉ !
Ý Nghĩa tiềm năng (lý thuyết) của GTTHQG:
- Chính phủ Mỹ có thể gia tăng ngân sách chi tiêu đến mức nợ Công là 26.000 tỉ usd , tạo dư địa tối đa cho các quyết sách của Chính phủ.
- Mỗi người dân Mỹ có thể chịu một khoản nợ tối đa lên tới 100.000 usd (với lãi suất chỉ bằng chi phí tin tiền), Chính phủ có thể ‘mượn’ điều đó để phát hành Trái phiếu Chính phủ nhằm có thêm tiền chi tiêu
- Mỗi người dân khi khởi nghiệp, làm ăn… sẽ được ‘tạm ứng một giá trị vô hình ’ / ‘một bệ phóng kinh tế, một chính sách ưu đãi’ tối đa có giá trị tối đa 100.000 usd ! Điều đó tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí cơ hội cho họ
- GTTHQG có thể được chuyển hoá tự nhiên, vô hình vào giá bán các loại hàng hoá dịch vụ của Mỹ và giá lao động của người Mỹ ra Quốc tế (cao hơn cùng loại so với các Nước khác có giá trị này thấp hơn)
- GTTHQG càng lớn thì càng nhiều ngành nghề, thành phần được hưởng lợi trong hội nhập , như vốn vô hình (nếu một Quốc gia đã nghèo tiền lại còn chưa có thương hiệu thì chỉ thực hiện được vài ưu tiên nhất thời cho cài đối tượng)
- Khi đó mỗi người dân Mỹ có tổng lợi ích tiềm năng 100.000 usd / năm ! (gần gấp 2 lần GDP trung bình / người mỗi năm). Nên mức Cung Cầu của Mỹ tăng, nên Mỹ cũng rộng đường thực hiện các chính sách Cung Cầu
….
Về lý thuyết, Quốc gia nào cũng có GTTHQG ! Nhưng nếu Nó nhỏ hơn rất nhiều GDP/ năm thì hiển nhiên Quốc Gia đó phát triển chậm, theo nghĩa ‘làm như Trâu mà ráo mồ hôi hết tiền’ , tệ hơn ẩn chứa nhiều nguy cơ ‘bán cái có sẵn / bán tài nguyên / bán của để giành ’…. để chi dùng hiện tại hoặc để có tăng trưởng với ‘chất lượng DUY TRÌ THẤP’ … thua thiệt trong không gian kinh tế toàn Cầu.
Những Quốc Gia có GTTHQG nhỏ hơn GDP thì sẽ luôn buộc nỗ lực thường xuyên điều chỉnh các ưu tiên chính sách từng thời kỳ cho một số ngành cốt lõi bứt phá để dần có lợi thế tuyệt đối. Hơn nữa phải cố gắng hơn nữa cho năng lực cạnh tranh Quốc tế ( đặc biệt cho chất lượng môi trường : tốt lên, ổn định theo nghĩa : ‘đất lành chim đậu’
Nếu Quốc Gia nào tuy có GTTHQG cao nhưng lạm dụng để chi tiêu, tăng nợ Công cho các nhu cầu hiện tại hoặc ngắn hạn, thì cũng là một kiểu ‘ăn trước của tương lai thì cũng để lại rủi ro nhiều cho tương lai ’
Đây chính là ý nghĩa cơ bản của việc đánh giá GTTHQG nhằm cảnh báo các Chính phủ và những nhà nghiên cứu tham mưu chính sách Công!
Và GT THQG thuộc về mọi người dân của Quốc Gia có
Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh