Doanh nghiệp SME là gì? Nghĩ về các SMEs Việt Nam năm 2024!
Doanh nghiệp SME là gì? Lâu nay chúng ta vẫn được nghe tới các doanh nghiệp SMEs thế nhưng thực tế không phải ai cũng biết doanh nghiệp SME là gì và Sự khác nhau giữa các Doanh nghiệp SMEs và Startup.
Cùng với sự phá triển chung của nền kinh tế như một lẽ tất yếu các doanh nghiệp SMEs ngày càng nở rộ, có một chuyên gia kinh tế học đã từng ví hiện tượng bùng nổ SMEs như “nấm sau mưa” và SMEs chết như “lá mùa thu”. Vậy đủ để hình dung sự khắc nghiệt và những vấn đề gặp phải của doanh nghiệp SME là gì?
Doanh nghiệp SME là gì?
SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự khác nhau giữa Doanh nghiệp SMEs và Startup
Điều mà nhiều người vẫn nhầm tưởng chính là các doanh nghiệp SMEs với hình thức Start-up. Xin nhấn mạnh Start-up và SMEs hoàn toàn khác nhau. Có 7 điểm khác nhau như sau:
1. Quy Mô
Mở một doanh nghiệp SME – Small & Medium Enterprise (Doanh nghiệp vừa và nhỏ ) hay được gọi là Lập nghiệp giống như việc mở quán cháo, quán phở, quán cafe nhưng chỉ làm ở phạm vi, quy mô nhỏ, thường là mang tính địa phương. Start Up ngay từ khi thành lập đã nhắm đến thị trường rộng lớn thậm chí toàn cầu.
2. USP (unique selling proposition)
Thành lập SME không cần quá dựa vào lợi thế cạnh tranh độc đáo hoặc các sáng tạo đột phá vì họ chỉ hoạt động ở một quy mô nhỏ và việc cạnh tranh không ở quy mô toàn cầu như Start Up.
Start Up chắc chắn phải có vì việc cạnh tranh với các đơn vị lớn khác là điều chắc chắn xảy ra khi họ mở rộng quy mô.
3. Khả năng quy trình hóa
Start Up tập trung vào việc quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để khiến nó có thể chuyển giao được cho nhiều người. SME thường thực hiện những việc: “không thể thay thế được”, thường thực hiện tại một địa phương, giữ những bí quyết bí truyền khó chuyển giao, hoặc tập trung vào năng lực xuất sắc của một cá nhân nào đó, thường là mô hình dịch vụ, nhà hàng ăn uống,…
Ví dụ: Những người làm dịch vụ thiết kế kiến trúc dạng mô hình một Kiến Trúc Sư chủ trì và nhiều người hỗ trợ (mô hình dạng leader xuất sắc ). Mô hình này khiến người chủ trì không bao giờ có được tự do vì luôn là một mắt xích quan trọng trong quy trình làm việc. Khiến họ luôn ở dạng “Làm tư” (self – employed) chứ không thể sang dạng doanh nghiệp (business).
Những mô hình nhà hàng truyền thống với việc giữ “bí quyết”, “bí truyền” và chỉ mở một điểm cũng được liệt vào dạng trên. Khi mà bí quyết tạo ra món ăn là USP của nhà hàng nhưng chỉ có ông bà chủ nhà hàng nắm giữ chứ không sẵn sàng chuyển giao cho nhiều nhà hàng khác để tiến hành nhân rộng được.
Nếu nhà hàng, ngành dịch vụ có thể quy trình hóa thì có thể gia tăng được quy mô và tốc độ phát triển. Và sẽ có thể phát triển thành dạng chuỗi hoặc mô hình nhượng quyền (franchise ).
4. Chủ sở hữu
SMEs thường là các công ty gia đình, ít huy động vốn từ bên ngoài.
Start Up thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần công ty cho nhiều nhà đầu tư khác để công ty có thể sử dụng các đòn bẩy vốn đó phát triển đột phá trong thời gian ngắn. (Đa phần các founder của các Start Up chỉ giữ lại một phần nhỏ cổ phần).
5. Khả năng nhân bản
Start Up khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm sẽ không tốn thêm nhiều chi phí, điều này phổ biến với các doanh nghiệp làm về phần mềm, công nghệ thông tin, dịch vụ số (Bạn nhớ về Nguyễn Hà Đồng với flappy Bird chứ? )
Với SME như các dạng dịch vụ tư vấn thiết kế, mô hình phòng Gym, nhà hàng thì mỗi lần muốn mở rộng quy mô thì phải bỏ thêm nhiều chi phí để thuê địa điểm, tuyển dụng thêm nhiều người, thuê thêm nhiều quản lý…
Sản xuất thêm sản phẩm sẽ tốn thêm nhân công, nguyên vật liệu, khấu hao máy móc, chi phí quản lý
Đây là một điểm giới hạn khiến những mô hình này khó tăng trưởng đột phá.
6. Mô hình kinh doanh mới hay có sẵn
SMEs tập trung xây dựng dựa trên các mô hình đã có sẵn và được chứng minh về hiệu quả doanh thu. Ngay khi hoạt động có thể đem về doanh thu và lợi nhuận ngay.
Start Up tập trung giải quyết các vấn đề mới của xã hội hoặc giải quyết vấn đề cũ nhưng với mô hình mới hiệu quả hơn.Thường khi sinh ra sẽ tác động lớn đến cách vận hành của xã hội và lật đổ hoặc tác động làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống. VD: taxi truyền thông với Uber, Grab.
7. Tốc độ tăng trưởng
SME có thể có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên, tuy nhiên doanh thu tăng trưởng thường theo đường thẳng. Nhưng nếu được bơm vốn thì sẽ phản hồi tích cực lại ngay.
Start Up thường sẽ mất thời gian đầu để có được một số lượng người dùng nhất định, giai đoạn này thường sẽ thua lỗ và cần phải được nhà đầu tư rót vốn liên tục, hiệu quả đồng vốn không thấy được ngay mà thường được thể hiện qua lượng người dùng có được.
Trước đây có câu hỏi trên cafebiz rằng: Mở quán phở có được gọi là Start Up không? thì thông qua bài viết này có thể nói rằng: Không.
Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là: Có thực sự cái điều ta mong muốn là làm Start Up ko? vì rủi ro của Start Up là rất lớn? tỷ lệ thất bại sau 5 năm đầu lên tới 95%. Và tất cả những doanh nghiệp trường tồn trên thế giới đều là các doanh nghiệp Gia đình – các SME thực sự.
Suy cho cùng, mô hình vẫn chỉ là mô hình. Vấn đề quan trọng nhất là doanh nghiệp có tạo ra được giá trị gì cho xã hội mà thôi
Nghĩ về các SMEs Việt Nam năm 2024
Doanh nghiệp từ lúc nhỏ mong muốn làm ăn hiệu quả, “1 vốn 4 lời”, sau dần phát triển, thuận tiến cùng quy mô: sức ép cạnh tranh từ thị trường nhỏ như cái ao rồi dần ra tới hồ lớn, sau này là biển, đại đương. Sự phát triển và những va vấp trong quá trình đó giúp doanh nghiệp hoàn thiện và tích dày những suy nghĩ, niềm sống của mình. Đầu tiên, nghĩ về lợi nhuận, sự tồn tại rồi dần dần thực sự nghĩ cho đối tác, rộng hơn nữa sẽ nghĩ về quốc gia, nhân loại.
Bước đường lớn lên trải qua muôn điều khó khăn và thú vị: tối ưu chi phí, thiếu vốn, cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu mới của khách hàng, xử lý các mối quan hệ phức tạp, môi trường kinh doanh, sự thay đổi trong công nghệ…
Trong những cuộc tiếp xúc với các bạn hữu là các doanh nghiệp nhiều ngành, nhiều cấp, người viết nhận thấy cái khó nhất không hẳn là những vấn đề trên, mà “Thiếu ý tưởng” mới thực sự là chuyện “trầm kha” nhất.
Thiếu vốn có thể có nguồn cung, thiếu về công nghệ có thể bổ sung, song thiếu ý tưởng sẽ rất khó để các cổ đông hùn hạp, khách hàng quay lưng, các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh mất thị phần.
Slogan của doanh nghiệp Trung Nguyên thời kỳ đầu: “Khơi nguồn Sáng Tạo”, đơn giản những thấm thía. Mọi doanh nghiệp đều thấy mình trong đó. Thông điệp muốn gửi gắm: Trong kinh doanh, để tạo được một sản phẩm/dịch vụ hữu ích, có lẽ mọi thứ đều “Khởi Nguồn từ Sáng tạo”. Những ý tưởng tuyệt vời chính là khởi đầu của những mô hình kinh doanh kiệt xuất. Và Trung Nguyên với Cafe nước Việt như là một thứ dẫn, một chất Ba Zơ để “Khơi nguồn ..” cho mình, cho mọi người, cho xã hội.
Quay trở lại thuở xa xưa, những hoạt động sơ khai của loài người, đó chính là “Trao đổi”.
Thông qua “Trao đổi”, dần nảy sinh những nhu cầu mới, gia tăng nhanh cùng với số lượng và chất lượng cộng đồng. Phát minh vĩ đại từ công cuộc “Trao đổi” này là “Tiền”, từ đó ra đời thương mại đa biên, các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, trung tâm chứng khoán, ngân hàng, các khu vực tự do về kinh tế. Chính đó là những loại hình thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Cho tới thời điểm này, năm đầu tiên của Thập Kỷ thứ 3, thiên niên kỷ thứ 3, dường như con người đã sở hữu đủ những sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của chính mình. Câu hỏi lớn lúc này có lẽ là: Tạo những sản phẩm mới, thúc đẩy phổ dụng, giá trị sử dụng đi kèm với giá trị văn minh, phù hợp với năng lực chi trả của khách hàng. Qua đó trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Câu hỏi này sẽ khởi nguồn cho các ý tưởng kinh doanh và sản xuất mới!
Sự thành công của các nhà kinh doanh lúc này là phổ cập sản phẩm của mình trong xã hội một cách rộng khắp, khiến tất cả các bên đều “thắng”, sự tiêu dùng trở nên nhân văn & thân thiện & văn hoá.
Thực ra trong mỗi một cá nhân, đều sở hữu những ý tưởng riêng, song nâng lên được thành “tư tưởng” và hiện thực hoá được tư tưởng đó thành công mới là câu chuyện chuyện lớn.
Muốn làm được những việc đó, rõ ràng phải bắt đầu từ những câu chuyện nhỏ và thiết thực hơn. Đó chính là: Quản trị doanh nghiệp bằng tinh thần khoa học, tổ chức lớn hay nhỏ không quan trọng bằng giá trị của tổ chức với người tiêu dùng, nỗ lực và khát vọng làm những điều có ích cho khách hàng, cộng đồng và xã hội
Tinh thần khoa học phải bắt đầu từ tinh thần học tập, khát khao học tập, tự học tập từ nhiều nguồn. Bớt đi sự lúng túng thông qua khảo sát kỹ thị trường, nhu cầu khách hàng, xem những “đối thủ” đi trước đã làm tốt những gì, rồi làm cho tốt hơn hoặc không hơn được thì nên làm “Khác” đi, khác biệt song phải được thừa nhận.
Các lớp học về quản trị, trong học phần “Thương Hiệu”, bao giờ cũng nhấn mạnh tới “3 Win”, tức là: làm những điều có ích hướng tới Xã Hội – Khách Hàng – Bản thể doanh nghiệp mình. 3 đỉnh này của một Tam Giác Đều, một mô hình trường tồn phải cân bằng được câu chuyện lợi ích của 3 đỉnh này.
Quốc gia cho tới tổ chức nào cũng có những câu chuyện riêng – chung, vì vậy điều cuối cùng là tìm cách chung sống hoà hợp với nhau, hài hoà mọi chuyện như một câu các doanh nhân/học viên các lớp các khoá của PTI hay chia sẻ: Không có sự hoàn hảo, nhưng doanh nghiệp phát triển bền vững luôn tự tìm cách Hoàn Thiện mình: Tốt Hơn – Nhanh Hơn – Bền Vững Hơn.
Kết: Như vậy qua bài viết chúng ta đã biết Doanh nghiệp SME là gì, chúng hoạt động ra sao, và sự khác nhau giữa Startup và SME. Chúc các bạn lựa chọn cho mình mô hình phù hợp và thành công.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng Phương