8 Chiến lược truyền thông mạng xã hội hàng đầu
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, việc xây dựng chiến lược truyền thông mạng xã hội đang là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu, nhưng đồng thời cũng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Khi có được chiến lược truyền thông mạng xã hội đúng đắn, doanh nghiệp tăng được khả năng tiếp cận khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh và duy trì được sự phát triển bền vững.
1. Thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc “SMART”
Một mục tiêu truyền thông mạng xã hội cần phải đảm bảo được 5 yếu tố (Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường được, Attainable – Khả thi, Relevant – Liên quan và Time-bound – Có thời hạn). Việc thiết lập một mục tiêu truyền thông dựa trên nguyên tắc SMART sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ được điều mà mình đang hướng đến và từ đó biết được cách đánh chiến lược phù hợp để giành chiến thắng.
2. Quan sát đối thủ cạnh tranh
Mạng xã hội chính là nền tảng giúp doanh nghiệp có thể theo dõi các đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng. Hãy quan sát để nắm được các đối thủ đang tiếp cận khách hàng theo hướng nào trên các nền tảng mạng xã hội.
Từ đó, học hỏi những điều mà họ đã làm tốt và rút ra bài học đối với những điểm chưa tốt. Một lưu ý là tuyệt đối không được sao chép, mà phải dựa trên những gì quan sát được để tạo nên khác biệt của riêng mình, đưa doanh nghiệp phát triển.
3. Định hướng nội dung độc đáo
Khi có được những nội dung độc đáo, dễ hiểu sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc và dần khẳng định được thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Không ít doanh nghiệp có thói quen lấy ý tưởng từ những nguồn khác nhau, sao chép rồi đăng lại trên trang mạng xã hội của mình mà không có sự nghiên cứu và chọn lọc.
Khách hàng ngày nay rất “kén chọn” nội dung, bởi họ biết được đâu là nội dung sáng tạo và có giá trị. Vì vậy, những nội dung đạo nhái, vay mượn chắc chắn sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự làm nội dung để có được những nội dung chất lượng.
4. Tận dụng triệt để tính năng của mạng xã hội
Nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc những bài đăng dạng “truyền thống” chắc chắn rằng sẽ không tạo được sự thu hút và khiến khách hàng yêu thích như trước. Hơn nữa, các nền tảng mạng xã hội sẽ liên tục cập nhật những tính năng mới để tăng trải nghiệm khách hàng. Điều này đòi hỏi các Marketer của doanh nghiệp phải tận dụng tối đa, liên tục cập nhật và áp dụng những tính năng mới có trên các nền tảng mà doanh nghiệp đang hoạt động.
5. Xây dựng thương hiệu bằng chính nhận sự của công ty.
Trong thời đại số hóa, mỗi nhân viên cũng chính là một đại sứ thương hiệu tuyệt vời của công ty. Trước khi nhắc đến thương hiệu công ty, khách hàng sẽ nhớ đến thái độ phục vụ, phong cách ứng xử của nhân viên và cả những gì có trên trang cá nhân của họ.
Đây chính là những “điểm chạm” đầu tiên tạo nên ấn tượng tốt, giúp khách hàng hiểu rõ hơn sản phẩm, gia tăng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
6. Chủ động phản hồi và hỗ trợ khách hàng
Khách hàng sẽ luôn có hàng tá câu hỏi và những băn khoăn trước khi ra quyết định mua hàng. Trên thực tế, không có nhiều doanh nghiệp có thể giúp họ “gỡ rối” một cách nhanh chóng và kịp thời. Điều này khiến trải nghiệm khách hàng giảm sút và họ sẽ quay sang lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên “vì khách hàng”, luôn chủ động tìm kiếm và giải đáp mọi vấn đề của họ qua các nền tảng xã hội. Phải cho khách hàng biết rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ họ bất kể thời gian và hoàn cảnh nào. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp củng cố và phát triển được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
7. Xây dựng nội dung nhất quán, có tính thường xuyên
Doanh nghiệp cần phải có một chiến lược nội dung thông minh, sáng tạo để thu hút khách hàng. Các bài đăng phải có sự nhất quán với cùng một lĩnh vực, không chệch hướng sang các lĩnh vực khác mà doanh nghiệp không hoạt động. Bên cạnh nội dung, tính thường xuyên trong tần suất đăng bài cũng là minh chứng cho thấy sự hiện diện tích cực, sôi nổi của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa có nhiều nhân sự thì cần phải tập trung xây dựng nội dung thật “chất”, đừng quá chú trọng vào tần suất đăng bài. Bởi vì chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng.
8. Tăng mức độ tương tác giữa thương hiệu và khách hàng
Mạng xã hội chính là nơi gắn kết con người, là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Chính vì thế, hãy chú trọng đặc biệt vào những điểm tạo nên sự khác biệt, độc đáo của thương hiệu. Đây điểm mấu chốt để giữ chân khách hàng, thôi thúc họ quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Nghiên cứu cho thấy, có 42% người dùng sẽ trả nhiều tiền hơn để có được trải nghiệm thân thiện và dễ chịu; 52% để có trải nghiệm nhanh chóng và hiệu quả; 80% người tiêu dùng có khả năng mua hàng từ thương hiệu cung cấp trải nghiệm dịch vụ cho dành riêng cho họ và 48% người dùng điện thoại thông minh sẽ mua hàng từ các công ty có nội dung cung cấp cho họ một video hướng dẫn sử dụng bài bản.