5 Bước giúp bạn làm chủ công việc trái ngành học của mình
Trong thời đại ngày nay, mỗi năm luôn có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học với thành tích rất cao, nhưng để tìm kiếm được 1 công việc đúng với ngành mà mình đã học lại không phải điều dễ dàng. Tính cạnh tranh ngày càng cao khiến nhiều người trong số đó phải đi làm những công việc trái ngành học và họ rất dễ rơi vào trạng thái hoang mang, bất định, lo lắng vì sợ mình không thể làm chủ được công việc đó. Nếu bạn đang trong trường hợp như vậy, hãy làm theo 5 bước sau đây để có những chuẩn bị thật tốt cho công việc của mình nhé!
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC TIỀM NĂNG
Để làm tốt bước này, các bạn trước hết phải tìm hiểu lại về bản thân mình để hiểu thực sự mình thích gì, xác định sở trường của mình là gì chứ đừng vội vàng đi gửi hồ sơ vào tất cả những công ty bạn thấy. Bạn có thể tìm hiểu các bài trắc nghiệm tính cách, hoặc những cuốn sách khám phá bản thân để tự định hướng nghề nghiệp cho mình. Sau đó, hãy tham gia vào các trang, các nhóm thông báo tuyển dụng, tìm hiểu thật kỹ công việc và lựa chọn công việc mà bạn thấy có tiềm năng để bạn cống hiến và phát triển.
BƯỚC 2: XEM LẠI CHÍNH BẢN THÂN MÌNH
Sau khi tìm được những nơi làm việc tiềm năng, hãy tiếp tục tìm hiểu về những yêu cầu cụ thể của từng công việc đó là gì. Có thể ban đầu bạn không hoàn toàn có đủ kỹ năng mà công việc yêu cầu nhưng quan trọng là những kỹ năng đó bạn có thể phát triển nó hay không. Hãy trang bị cho bản thân mình kỹ năng còn thiếu ngay lập tức và có thể trong giai đoạn thử việc nữa. Nếu bản thân bạn thấy phù hợp, bắt đầu có cảm hứng và yêu công việc rồi thì hãy chuẩn bị một tinh thần để cống hiến hết sức. Chắc chắn sẽ học thêm được rất nhiều những bài học kinh nghiệm đầy quý báu mà dù học nữa trên trường bạn cũng không có được đâu.
BƯỚC 3: TÌM KIẾM NHỮNG ĐỒNG ĐỘI
Nếu bạn lo lắng khi đi làm trái ngành học thì rất khó để bạn xây dựng được mối quan hệ với đồng nghiệp. Nhưng ngược lại, nếu bạn tìm được một người bạn yêu nghề, hiểu nghề và cùng họ chia sẻ thì bạn có thể tìm thấy tình yêu, đam mê với công việc.
Có đồng nghiệp như thế, bạn sẽ được họ dẫn dắt bản thân phát triển đúng hướng. Những gì họ trải qua đều là những trải nghiệm thực tế nên bạn hãy chủ động hỏi họ để để biết rõ hơn.
BƯỚC 4: TRANG BỊ KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
Đây là việc mà nếu có thể bạn nên làm ngay từ thời sinh viên chứ đừng để tới khi ra trường, đi làm rồi mới động tới. Ví dụ như bạn có thể làm cộng tác viên viết bài luận, học kỹ năng giao tiếp, kỷ luật bản thân,… Đó là những kỹ năng mà hầu như công việc nào cũng cần tới, đơn giản nhất là việc viết luận văn tốt nghiệp của bạn sẽ tốt hơn hay giao tiếp tốt thì công việc và những mối quan hệ của bạn cũng thuận lợi hơn.
Ngay từ lúc làm việc trong nhóm nhỏ, bạn cũng có thể trau dồi thêm kỹ năng bằng cách nhận làm nhóm trưởng, học cách quản lý, phân công công việc, phân tích và tổng hợp dữ liệu. Sẽ có ích lắm đấy!
BƯỚC 5: LIÊN TỤC NẮM BẮT THÔNG TIN VÀ HỌC HỎI
Đại học là nơi cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng để bạn vận dụng khi làm việc nhưng muốn đảm bảo công việc luôn tốt thì bạn phải liên tục cập nhật kiến thức, thông tin mới mẻ, phù hợp với thời đại. Đặc biệt là khi bạn phải làm công việc trái ngành, nó sẽ giúp bạn nắm một lợi thế lớn.
Khi đi phỏng vấn, nếu bạn có thể nắm được tình hình, diễn biến trong ngành mới thì bạn sẽ có thể tạo lên ấn tượng rất rớn với nhà tuyển dụng. Lúc làm việc, bạn sẽ nắm bắt thông tin và xử lý rất nhanh trước mọi vấn đề.
Và sau cùng, điều bạn cần làm là hãy chú ý, để chăm chút thêm cho CV xin việc của mình. Điều đó không phải là bạn phô trương quá mức những cả những điều không thật sự về bản thân mình mà hãy tận dụng những điểm mạnh thật sự để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Được nhận làm rồi thì hãy cố gắng, cống hiến hết sức, lúc đầu bạn có thể thấy lo lắng, mất tự tin nhưng sau khi bạn cảm thấy quen rồi, có thành quả rồi thì bạn sẽ có thêm cảm hứng, tự tin để hoàn thành công việc tốt hơn.