5 Bài học rút ra từ các sai lầm điển hình trong khởi nghiệp
Đằng sau những câu chuyện thành công của những ông lớn, có vô số các “tai nạn” không tên, vô số lần thử và sai. Đây là sự thật phũ phàng mà tất cả những ai muốn kinh doanh riêng đều phải đối mặt. Sau đây là 5 bài học thường thấy mà những doanh nhân, nhà lãnh đạo có thể tham khảo.
1. Ý tưởng dù có hay đến đâu cũng có thể trở nên vô giá trị
“Thứ rẻ mạt nhất chính là ý tưởng“. Nhiều người khởi nghiệp lần đầu luôn cảm thấy ý tưởng của họ rất hay, thậm chí còn yêu cầu nhà đầu tư ký cam kết không tiết lộ thông tin khi nói về dự án. Nhưng trên thực tế, ý tưởng ban đầu đối với hầu hết các nhà khởi nghiệp mà nói, nó không thực sự tạo ra giá trị.
Khi bạn có một ý tưởng, hãy mường tượng rằng sẽ 1000 người cũng đã nghĩ đến nó, nhưng chỉ có 100 người thực sự làm nó, 10 người trong số họ làm rất tốt và chỉ có hai hoặc ba người là người làm đến cuối cùng và chưa chắc đã có người thành công. Đây được là “mô hình phễu” của khởi nghiệp hiện đại.
Do đó, cho dù ý tưởng của bạn có tốt đến đâu, thì vẫn có khả năng cao là nó sẽ vô giá trị. Các công ty khởi nghiệp thành công thường trải qua nhiều lần chuyển đổi để đạt được thành công, ý tưởng ban đầu được xem là sớm đã không còn nguyên vẹn. Vì vậy, đừng “thần tượng” quá ý tưởng mà bạn đang có.
2. Ai cũng làm được “phép cộng”, nhưng liệu họ có làm được “phép trừ”?
Nhiều doanh nhân rất thích kể những câu chuyện to lớn, vĩ đại, nhưng thực tế mô hình kinh doanh và thiết kế sản phẩm ngày càng trở nên phức tạp và rối bời. Thời thế thay đổi, doanh nghiệp luôn có nhiều nguồn lực phải được suy xét, tích hợp. Với những dự án tốt, thường nó có thể được giải thích rõ ràng trong một câu, và những sản phẩm tốt thường có thể nhanh chóng được mở rộng.
Đó đều là những tư duy “phép cộng” điển hình. Chẳng hạn, nếu bạn đã muốn tạo ra một nền tảng với nhiều lượt truy cập, khi tạo ra một sản phẩm, bạn yêu cầu nó phải có các chức năng hoàn chỉnh, thậm chí thêm cả những thứ ngoài mong muốn, quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn.
Nhưng trên thực tế, nhất là trong trường hợp hạn chế về kinh phí và thời gian, chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một công ty lớn bằng cách tập trung vào các giá trị cốt lõi, đầu tư 80% nguồn lực vào các chức năng cốt lõi và làm chúng tốt nhất có thể. Hãy tìm cách thử sai với chi phí nhỏ nhất, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển nhanh chóng.
3. Nếu phải thử và sai, vậy khi nào nên kiên trì và khi nào nên từ bỏ?
Có một khoảng cách rất lớn giữa suy nghĩ và hành động, mối quan hệ này dựa trên nhiều giả định và cần được kiểm chứng bởi thị trường. Vì vậy, bạn và “đứa con tinh thần” của mình sẽ có rất nhiều lần thử và sai. Vậy khi khi sai, lúc nào bạn bên kiên trì tiếp tục và khi nào nên từ bỏ? Không ít người quyết tâm theo đuổi dự án của mình đến cùng, để rồi phải thất bại trong đau đớn.
Cũng không ít người dễ dàng bỏ cuộc khi chỉ mới gặp phải những thử thách nhỏ nhoi ban đầu. Điều cốt lõi ở đây là, bạn phải tích đủ vốn kiến thức, đủ các trải nghiệm, rút ra bài học kinh nghiệm và tham khảo các chuyên gia để biết mình nên làm gì. Khi “thế và lực” đều đã đủ, lúc đó hãy nên tấn công và nếu ngược lại hãy tìm cách xử ký, đừng vội liều lĩnh.
4. “Heo vàng” nằm ở đầu gió, nhưng bạn có đứng vững khi gió thổi đến?
Ai cũng muốn ở cổng gió, vấn đề là cho dù thật sự có được gió, sớm muộn gì bạn cũng phải vượt qua nó. Nếu quá sớm, thị trường có thể phải mất 3, 5, 10 năm để bùng phát và bạn sẽ trở thành kẻ “tử vì đạo”. Nhưng nếu quá muộn, sẽ có người khác xuất hiện và chắn mất gió của bạn. Vị trí của người ta tốt hơn, quy mô lớn hơn, nên gió có đến cũng chưa tới lượt bạn vượt qua.
Kết quả là bạn rất dễ mắc kẹt ở một vị trí, và sau đó phải “gắng gượng” tới khi khoảnh khắc gió được thổi đến. Làm sao bạn có thể sống sót qua thời gian này? Dù là thu nhập từ công kinh doanh hay đầu tư mạo hiểm, chỉ khi có dòng tiền thì khả năng cao mới có thể tồn tại. Bạn và doanh nghiệp phải có khả năng tạo ra thu nhập và tìm ra dòng tiền tốt nhất cho mình.
5. “Tốc độ quyết định độ cao, thời gian quyết định không gian”
Hãy liên tục lặp lại: “Tốc độ! Tốc độ! Tốc độ! Thời gian! Thời gian! Thời gian!”. Đối với những người khởi nghiệp qua internet, nó vô cùng tàn khốc, thường sẽ chỉ có hai người đứng đầu mới có thể sống sót, một khi bạn trở thành người dẫn đầu, mọi nguồn lực sẽ tập trung về phía bạn. Và ngược lại, một khi cửa sổ thời gian đóng lại, cơ hội sẽ nhanh chóng quay trở lại về không! Liệu bạn có thực sự đủ nhanh?
Nếu những điều này khiến bạn cảm thấy sợ hãi, vậy thì bạn thực sự không phù hợp để khởi nghiệp. Cuối cùng, mong rằng tất cả những ai nung nấu ý định trở thành ông chủ của chính mình đều sẽ vượt qua được khó khăn trên, hiện thực hóa được khát khao của đời mình. Hãy nghĩ lớn, khát khao mạnh mẽ, dồn mọi nguồn lực để học hỏi, làm điều đúng để hiện thực hoá khát khao của mình.
Chúc Bạn Thành Công!