10 Bài học quản trị nhân sự dành cho Lãnh đạo
1. Hãy chọn người tài nhưng phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp thì hai yếu tố quan trọng bậc nhất mà bạn phải nắm chắc đó là con người và vật liệu. Khi chọn người đừng nhất thiết cứ phải là người quá giỏi, họ giỏi nên thường có cái tôi cũng rất cao, nếu không phù hợp với văn hóa công ty thì rất dễ xảy ra những mâu thuẫn không đáng có và mang về nhiều hơn vấn đề cho công ty. Hãy chọn người phù hợp với mục tiêu, với sứ mệnh mà doanh nghiệp đang hướng tới. Khi đó, người ta sẽ yêu công việc và có thể thoải mái mà cống hiến hết sức, tài năng của họ cũng dần dần được nâng lên.
2. Hãy sử dụng nhân sự phù hợp với điểm mạnh của họ.
Công ty bạn có những nhân viên ưu tú nhưng bạn có thể giữ chân họ ở lại mãi được không. Người ta tài giỏi nên luôn mong muốn mình được nhiều hơn nữa, nếu không đáp ứng được họ thì rất có thể họ sẽ nhảy việc và để lại một mất mát lớn cho công ty. Lúc này, lựa chọn tốt hơn sẽ là dùng người thật sự phù hợp với vị trí, lúc đầu họ có vẻ bình thường nhưng nếu bạn biết cách giúp họ phát triển, họ cũng có thể trở lên phi thường và quan trọng, họ sẽ ít có ý muốn rời bỏ hơn.
3. Đừng đánh giá nhân viên qua tấm bằng, hãy xem họ làm việc.
Với những nhà quản trị tài năng, họ không bao giờ đánh giá năng lực của người khác qua tấm bằng đại học mà họ sẽ nhìn vào thái độ và kết quả hoàn thành công việc ra sao. Tấm bằng đại học đẹp là rất tốt, nhưng không phải tất cả, quan trọng là phải biết áp dụng kiến thức được học như thế nào để đưa vào công việc hiện tại. Cùng với một thái độ tốt, luôn cố gắng, nỗ lực để học hỏi, để cống hiến sẽ hình thành lên một nhân viên ưu tú.
4. Thường xuyên kiểm tra.
Trong quá trình làm việc, chắc chắn nhà quản trị sẽ phải giao việc cho cấp dưới kèm theo là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tuy nhiên, cũng cần học cách đa nghi hơn một chút, điều này không phải là hoàn toàn mất lòng tin mà nó sẽ buộc nhà quản trị phải thường xuyên theo dõi quá trình hoàn thành công việc, thúc đẩy cho cấp dưới làm việc tốt hơn nữa. Và sau cùng quan trọng nhất vẫn là kết quả tốt.
5. Đào tạo nhân sự đừng mang công ty khác ra làm chuẩn, hãy tập trung vào nhân viên của mình.
Mỗi công ty là một môi trường làm việc khác nhau, kể cả có cùng ngành thì cách thức vận hành, văn hóa cũng không thể giống nhau được. Vậy nên, một người có thể là nhân viên ưu tú của công ty khác nhưng về tới công ty mình thì chưa chắc đã làm được việc. Muốn có dàn nhân sự chất lượng, hãy tự mình đào tạo nhân viên của mình. Vì họ đã có cái gốc nên khả năng thích nghi, phát triển và duy trì cũng tốt hơn. Khi đó, công ty sẽ rất mạnh mà lại giàu tiềm năng để phát triển bền vững.
6. Quy tắc công bằng.
Nhiều người cho rằng, một công ty mạnh là công ty có những quản lý cấp cao rất tài giỏi nên khi thắng trận, họ chỉ phát thưởng cho những quản lý cấp cao mà không quan tâm tới những nhân viên bình thường. Quan niệm này có phần đúng nhưng vẫn thiếu rất nhiều, bên cạnh dàn nhân sự cấp cao thì những nhân viên cấp thấp hơn cũng đã phải nỗ lực rất nhiều để mang về thành công cho công ty, vậy nên, họ cũng rất xứng đáng được khen thưởng.
Những người quản lý vốn cũng là những người có thu nhập cao nên khoản thưởng đôi khi không phải một thứ khiến họ quá thích thú. Ngược lại, những người nhân viên với mức lương thấp hơn, nếu được thưởng tiền hoặc tăng lương thì họ sẽ rất phấn khích, từ đó cống hiến nhiều hơn và năng suất làm việc cũng tốt hơn.
7. Hãy sử dụng cả “Cây gậy” và “Củ cà rốt”.
Những người càng có tài thì càng cần họ phải phát huy hết năng lực của bản thân. Đừng thấy một nhân viên tài giỏi mà ưu ái họ quá mức, sự ưu ái sẽ khiến người ta thỏa mãn cái tôi và cống hiến tốt hơn nhưng cũng có thể là con dao hai lưỡi khiến họ quá hài lòng mà quên đi chính mình. Đối với họ, đòi hỏi nhà quản trị cần vừa biết mềm, vừa phải cứng, khi họ làm việc tốt thì sẽ có sự khen thưởng nhưng nếu không đạt yêu cầu thì cần nghiêm khắc để chỉ ra khuyết điểm và yêu cầu họ phải thay đổi.
8. Đừng ra lệnh cho nhân viên, hãy giao tiếp với họ.
Mọi tập thể đều cần có người để lãnh đạo, nhưng để làm được lãnh đạo cũng cần đòi hỏi những yêu cầu khắt khe. Dù có tài giỏi tới đâu mà không chịu thay đổi để thích nghi thì bất kì ai cũng sẽ có lúc không còn phù hợp để làm người đứng đầu nữa. Vậy nên, ở nhiều công ty, họ thường xuyên tổ chức bầu lại các cấp quản lý theo nhiệm kỳ. Điều này sẽ giúp tập thể luôn chọn ra được người lãnh đạo tài năng một cách khách quan nhất. Bên cạnh đó, biết lắng nghe ý kiến của nhân viên cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho người lãnh đạo.
9. Hòa chung mục tiêu cá nhân và mục tiêu tập thể.
Ở nhiều công ty có tồn tại một kiểu nhân viên chăm chỉ để cày lấy thành tích cho cá nhân với mong muốn được khen thưởng mà không màng đến lợi ích cuối cùng của tập thể. Có kiểu nhân viên như vậy rất dễ gây lục đục nội bộ công ty và mang tới những hậu quả khôn lường. Đừng đánh giá nhân viên qua thành tích cá nhân của họ thôi mà cần phải dựa trên khả năng phối hợp của họ với đồng đội và kết quả của nó là như thế nào.
10. Đừng làm việc kiểu “Rập khuôn”, hãy để nhân viên sáng tạo.
Ở trong công ty, không khí làm việc cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu có thể để cho nhân viên cảm thấy thoải mái, công ty như là nhà thì họ sẽ phát huy được rất nhiều, khả năng sáng tạo cũng tăng lên. Khi nhân viên thoải mái, họ cũng khiến cho khách hàng thoải mái và kết quả cuối cùng là công ty được hưởng lợi.
Để duy trì một doanh nghiệp bền vững, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ thì yếu tố nhân sự đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu nhà quản trị biết cách dùng người hợp lý, sẽ tạo lên một dàn nhân sự vô cùng chất lượng, họ luôn sẵn sàng nỗ lực, cống hiến hết mình và mang lại lợi ích sau cùng cho công ty.