11 bài học xương máu khi mở quán Cafe – Các bước cần làm
Kinh doanh quán cà phê vẫn luôn là một trong những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên mở quán cafe cần gì, chi phí mở quán cà phê như thế nào vẫn luôn là câu hỏi khó khiến nhiều người băn khoăn. Hãy cùng HocCEO.com giải đáp thắc mắc ấy trong bài viết dưới đây.
11 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU
1. Đầu tư quán cà phê không bao nhiêu tiền. Đến khi thật sự làm mới nhận thấy số tiền mình chuẩn bị không đủ ==> làm quán sơ sài ==> không thu hút được khách…
2. Chỉ cần quán đẹp, hoành tráng là đông khách. Thật ra, quán đẹp chỉ đông khách được 1-2 tháng đầu do mới lạ, khách đến cho biết vì tò mò là chính, sau đó là kết quả của quá trình vận hành…
3. Phục vụ cà phê dễ dàng. Thật ra, phục vụ một quán cà phê cực khó, rất chi tiết, chi li, đòi hỏi chủ đầu tư phải hết sức chú tâm…
4. Mở quán cà phê là nhàn nhã. Thật ra, để quán đông khách rất cực khổ và tốn thời gian. Khi đã mở quán cà phê thì gần như toàn bộ thời gian phải dành cho nó từ sáng đến tối…
5. Mở quán để bạn bè ủng hộ. Thật ra, bạn bè chính là những người ít đến uống quán của mình nhất (trừ ngày khai trương)…
6. Ý tưởng của mình độc đáo. Thật ra, chẳng có ý tưởng nào độc đáo hết. Một quán cà phê thành công không phải là do ý tưởng độc đáo mà nằm ở nhiều yếu tố tổng hợp lại…
7. Mình sẽ phục vụ thật tốt để khách hài lòng. Thật ra, quán nào cũng lo phục vụ khách tốt hết, chẳng riêng gì mình mà cho rằng điều đó là đặc biệt…
8. Nước uống của mình ngon và hấp dẫn. Thật ra, khẩu vị là cảm nhận của mỗi người. Đừng tưởng rằng mình pha nước chồng mình khen ngon thì chồng hàng xóm cũng khen ngon…
9. Cứ q.uảng c.áo nhiều thì sẽ nhiều người biết mà đến. Thật ra, ai cũng biết chỗ đó có cái quán, chẳng qua họ không thèm đến mà thôi…
10. Cứ trả lương cao là sẽ có nhân viên đẹp, giỏi để phục vụ khách tốt. Thật ra, đến khi phát lương mới nhận ra doanh thu không đủ để trả lương.
Thậm chí, có những lúc trả lương thật cao mà vẫn không có nhân viên…
11. Người ta làm được mình làm được. Thật ra, người ta mất bao nhiêu tiền để rút ra kinh nghiệm thì mình không biết được…
CÁC BƯỚC CẦN LÀM KHI MỞ QUÁN CAFE.
1. Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cafe
Nhiều chủ quán thường bỏ qua việc nghiên cứu thị trường mà bắt tay ngay vào xây dựng ý tưởng kinh doanh quán cà phê theo những suy nghĩ và tưởng tượng của mình. Đây thật sự là một sai lầm to lớn. Nghiên cứu thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng khi bạn bắt đầu kinh doanh cafe hay bất cứ thứ gì khác. Việc bỏ qua nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cà phê có thể là lý do lớn nhất dẫn đến quán cà phê sau một thời gian mở cửa đều làm ăn thua lỗ và không có khách hàng.
Nghiên cứu thị trường được hiểu là việc bạn nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, quy mô phát triển của thị trường, đối thủ và khách hàng mà bạn nhắm tới. Một số câu hỏi mà bạn cần phải trả lời như: đối thủ của bạn là ai, họ bán cái gì, ở đâu, giá như thế nào, điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? Ngoài ra việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu của mình giúp bạn xây dựng kế hoạch bài bản và dễ dàng thu hút đối tượng mà mình muốn nhắm tới. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng giúp bạn có được cái nhìn tổng quan khi mở quán cafe.
Việc nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy theo nguồn lực của bạn. Bạn có thể thông qua các báo cáo nghiên cứu thị trường của các công ty hoặc tự nghiên cứu qua các công cụ offline, online. Bạn nên tiến hành nghiên cứu theo từng bước cụ thể, tìm hiểu những thông tin chi tiết càng chi tiết càng tốt. Khi hiểu được thị trường mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới bạn sẽ lên được kế hoạch cụ thể và thu hút được nhóm đối tượng đó một cách dễ dàng hơn. Hãy cố gắng xác định rõ ràng nhóm đối tượng mà mình muốn hướng đến tập trung tạo nên sự khác biệt rõ dẹp so với đối thủ cạnh tranh để được thị trường đón nhận một cách nhanh nhất.
2. Lên kế hoạch kinh doanh quán cafe
Khi đã có được cái nhìn tổng quát và có sự hiểu biết về thị trường bạn cần lên một kế hoạch kinh doanh quán cà phê. Kế hoạch kinh doanh luôn là kim chỉ nam cho các hoạt động sau này của bạn và giúp bạn dễ dàng quản lý. Hãy hình dung về quán cà phê của bạn thật chi tiết và mô tả lại trong kế hoạch, từ phong cách thiết kế những loại đồ uống mà bạn sẽ bán hay đối tượng khách hàng mà bạn muốn nhắm tới. Bạn cũng có thể suy nghĩ đến phương án nhượng quyền thương hiệu nếu bạn có một ngân sách phù hợp và đang yêu thích một thương hiệu cà phê đang phát triển tốt nào đó.
Khi xây dựng kế hoạch của mình bạn cũng cần chú ý đến xu hướng hiện tại của thị trường. Nắm bắt được xu hướng đồ uống và sở thích của nhóm khách hàng của mình là một lợi thế rất lớn cho quán cafe của bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý bởi một số đồ uống xu hướng chỉ là hot trong thời gian ngắn, bạn sẽ cần thay đổi rất nhanh theo thị trường. Việc xây dựng menu và phong cách quán vừa hợp xu hướng nhưng vẫn mang tính ứng dụng lâu dài là ưu tiên hàng đầu.
Một kế hoạch kinh doanh quán cà phê hoàn chỉnh phải đảm bảo các yếu tố như ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh, lựa chọn địa điểm và thiết kế quán cà phê, lên menu đồ uống, các nhà cung cấp nguyên liệu, phân bổ thời gian và ngân sách,… Bạn không thể lường trước được tất cả những công việc mình cần làm trong tương lai ở bản kế hoạch này. Tuy nhiên hãy cố gắng lập một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt để bạn có thể dễ dàng thực hiện và kiểm soát những công việc sau này.
3. Dự trù chi phí khi mở quán cafe
Mở quán cà phê hết bao nhiêu tiền luôn là câu hỏi hàng đầu khiến mọi người băn khoăn. Tài chính luôn được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến ý tưởng kinh doanh quán cà phê của bạn có thành hiện thực hay không. Việc lập bản dự trù tài chính có thể giúp bạn dựa vào đó để liên kế hoạch và triển khai thực tế mà không mất quá nhiều chi phí phát sinh.
3.1. Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng là khoản chi phí lớn tùy thuộc vào địa điểm mà bạn chọn. Hiện nay có nhiều hình thức chi trả chi phí thuê mặt bằng như trả theo quý hay trả trong thời gian dài hơn. Với hình thức trả theo thời gian dài bạn sẽ ký hợp đồng thuê và thanh toán khoản chi phí này một lần một năm hoặc vài năm, tùy theo thỏa thuận với chủ của địa điểm. Hình thức này tuy phải tốn một số tiền lớn nhưng bạn sẽ không cần lo lắng về việc bị lấy lại mặt bằng trong khi đang kinh doanh. Hình thức này sẽ tiêu tốn của bạn một khoản chi phí khá lớn khi ấy bạn sẽ khó có thể linh hoạt được nguồn vốn đặc biệt trong thời điểm mới mở quán cà phê cần nhiều chi phí cho các hoạt động khác.
Hình thức trả tiền thuê địa điểm trong vòng ba đến sáu tháng là hình thức được nhiều chủ quán cà phê lựa chọn hiện nay. Với chi phí thuê địa điểm không quá lớn và khoảng thời gian phù hợp để chi trả các chủ quán cà phê có thể tận dụng được nguồn vốn tối ưu và đầu tư cho các yếu tố khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên ký hợp đồng thuê dài hạn và thỏa thuận hình thức thanh toán phù hợp để giảm rủi ro bị đòi lại mặt bằng bất cứ lúc nào.
3.2. Chi phí xây dựng, thiết kế, trang trí
Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, loại hình kinh doanh và các yếu tố về khách hàng chi phí này sẽ thay đổi. Một quán cà phê to, đẹp lung linh là điều mà bất kỳ chủ quán cà phê nào cũng mong muốn. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc thật kỹ, với số vốn bỏ ra của mình làm sao để trang trí quán phù hợp, có điểm nhấn riêng lại tiết kiệm. Rất nhiều chủ quán cà phê mắc sai lầm vì chi quá nhiều cho việc xây dựng thiết kế và trang trí nội thất dẫn đến thời gian hoàn vốn quá dài ảnh hưởng đến việc kinh doanh của quán cà phê sau này.
3.3. Chi phí đầu tư trang thiết bị, dụng cụ
Trang thiết bị dụng cụ là phần không thể thiếu trong bất cứ quán cà phê nào bởi nó không chỉ đem lại dịch vụ và đồ uống tốt hơn cho khách hàng mà còn góp phần xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho quán cà phê. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô quán cà phê, lượng khách hàng tiềm năng,… mà bạn nên tham khảo thật kỹ và cân nhắc về các loại trang thiết bị dụng cụ phù hợp.
Một số thiết bị dụng cụ không thể thiếu trong các quán cà phê như máy pha cafe, máy xay hạt cà phê, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả,… Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu cung cấp các sản phẩm trang thiết bị dụng cụ trong quán cà phê với nhiều mức giá khác nhau. Với quán cà phê quy mô nhỏ bạn có thể chọn các thiết bị dụng cụ gia đình như máy pha cà phê gia đình, máy xay cafe mini… Đây là những thiết bị nhỏ gọn vẫn đáp ứng được nhu cầu của các quán cà phê nhỏ vừa đảm bảo chất lượng đồng bộ của các loại đồ uống. Với các quán cà phê lớn các loại máy công nghiệp lớn tối ưu về công năng là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Để có thể chọn lựa cho mình sản phẩm phù hợp nhất bạn nên tham khảo và nhờ đến sự tư vấn của các nhân viên có nhiều kinh nghiệm.
3.4. Chi phí đầu tư nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là khoản đầu tư cần được chú trọng và quan tâm nhiều nhất. Cho dù quy mô của quán cà phê của bạn như thế nào, hướng đến đối tượng khách hàng nào thì chất lượng đồ uống luôn là yếu tố quan trọng giữ chân khách hàng. Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng uy tín sẽ giúp khách hàng ghé thăm quán cà phê của bạn nhiều hơn.
3.5. Chi phí thuê nhân viên
Việc mở quán cà phê và tự quản lý tự phục vụ là điều vô cùng khó khăn và dường như là không thể cho dù quán cà phê của bạn có là một quán nhỏ. Vì vậy bạn cần thuê ít nhất một nhân viên làm cho quán của mình. Tùy thuộc vào quy mô quán cà phê mà số lượng nhân viên thay đổi.
3.6. Chi phí duy trì quán cafe
Sai lầm vô cùng nghiêm trọng của những người chưa có kinh nghiệm mở quán cà phê là đầu tư 100% số tiền vào các hoạt động chuẩn bị mà quên mất những khoản dự phòng cần thiết. Theo kinh nghiệm mở quán cafe cần gì, việc kinh doanh trong thời gian đầu thường sẽ rất khó khăn. Với việc đầu tư một khoản chi phí rất lớn ban đầu bạn thường sẽ mất 6 tháng đến một năm để có thể hoàn vốn. Tuy nhiên trong suốt thời gian đó, các chủ quán cà phê vẫn phải chi trả nhiều chi phí khác như tiền mặt bằng, tiền lương nhân viên, các chi phí cần thiết để duy trì quán. Nếu bạn chi tiêu quá nhiều cho giai đoạn đầu, quán cà phê của bạn sẽ sớm gặp tình trạng khó khăn vì thiếu vốn xoay vòng. Vì vậy bạn nên chuẩn bị trước các khoản chi phí duy trì quán ít nhất trong vòng sáu tháng để có thể duy trì việc kinh doanh của mình.
3.7. Chi phí marketing
Để thu hút các khách hàng mục tiêu của mình bạn nên thực hiện các hoạt động marketing cho quán cà phê. Chi phí Marketing là khoản chi phí không cố định tùy thuộc vào quyết định của bạn mà thay đổi theo từng giai đoạn cũng như mục tiêu kinh doanh của quán. Thông thường khi mới bắt đầu kinh doanh các quán cà phê sẽ tăng cường các hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu. Do đó giai đoạn đầu sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho hoạt động marketing. Khoản chi phí này sẽ giảm xuống khi bạn có một lượng khách hàng ổn định.
4. Tìm địa điểm mở quán cafe
Đối với việc kinh doanh quán cà phê, tìm địa điểm là một phần vô cùng quan trọng. Đôi khi việc lựa chọn mặt bằng mở quán cà phê chiếm phần lớn sự thành công trong kinh doanh của một quán cà phê. Một địa điểm tốt sẽ giúp cho quán cà phê của bạn làm ăn thuận lợi và thu hút được nhiều khách hàng.
Có một số nguyên tắc trong việc lựa chọn mặt bằng mở quán cà phê mà bạn cần lưu ý. Trước khi quyết định thuê một địa điểm nào đó bạn cũng nên tìm hiểu trước đi nơi đó kinh doanh gì, tại sao họ lại đóng cửa. Tìm hiểu những nguyên nhân chính xác giúp bạn có thể đánh giá chính xác liệu đây có phải địa điểm hợp lý để mở quán cà phê của mình không. Việc thuê mặt bằng còn phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm tới. Nếu bạn muốn nhắm tới các khách hàng công sở, hãy lựa chọn địa điểm gần các tòa nhà văn phòng lớn tập trung nhiều công ty, các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại. Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh sinh viên khi lựa chọn các địa điểm gần các trường đại học, trường Trung học phổ thông hay các ký túc xá là gợi ý cho bạn.
Diện tích quán là một điều đáng lưu tâm tùy thuộc vào quy mô quán cà phê mà bạn dự định mở. Diện tích trung bình của một quán cà phê hiện tại từ 100 đến 200 mét vuông. Tuy nhiên diện tích này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu quy mô kinh doanh của bạn cũng như tài chính. Diện tích mặt bằng còn phụ thuộc vào loại hình quán cà phê mà bạn muốn mở. Nếu bạn muốn một mô hình cà phê sân vườn hoặc quán cà phê với không gian mở thì bạn nên chọn mặt bằng diện tích lớn. Nếu quán cà phê của bạn có không gian nhỏ ấm cúng và phục vụ các khách hàng mua cà phê mang đi thì diện tích nhỏ hơn sẽ phù hợp và tiết kiệm chi phí.
Ngoài phần diện tích phục vụ khách bạn cũng nên tính toán chỗ để xe cố định cho khách. Một chỗ để xe thuận tiện có thể là lý do góp phần thu hút khách hàng đến với quán cà phê. Tuy nhiên khu vực để xe riêng sẽ tốn khá nhiều chi phí nếu bạn mở ở thành phố lớn. Việc vận động hành lang tạo các mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương để có chỗ đỗ gửi xe thuận tiện hơn cũng là phương pháp mà các quán cà phê hiện tại hay làm.
5. Tư vấn thiết kế quán cafe
Sau khi tìm được địa điểm mở quán cafe ứng ý, bạn cần phải bắt tay ngay vào việc thiết kế, trang trí quán cafe của mình. Dựa vào những yếu tố đã nghiên cứu, hãy lên ý tưởng kế hoạch chi tiết về phong cách và hình ảnh quán cà phê mà bạn mong muốn. Thiết kế quán cà phê là công việc có độ khó cao và đòi hỏi tính thẩm mỹ. Vì vậy, nếu chưa có kinh nghiệm và không tự tin, bạn hãy tìm những đơn vị thiết kế quán cà phê chuyên nghiệp.
Có rất nhiều mẫu thiết kế không gian quán cà phê đẹp nổi bật mà bạn có thể tham khảo. Hãy kết hợp các yếu tố độc lạ trong ý tưởng của bạn và những yếu tố được khách hàng ưa chuộng hiện nay để có một thiết kế đẹp phù hợp. Hiện nay có rất nhiều quán cà phê ra đời và được thiết kế với rất nhiều phong cách khác nhau hướng đến những đối tượng khách hàng khác nhau. Hãy chọn một phong cách nhất quán và phát triển ý tưởng của riêng mình nhé.
Có rất nhiều yếu tố mà bạn cần phải quan tâm khi thiết kế không gian quán cà phê như phong thủy, nội thất, ánh sáng, cách bài trí,…
5.1. Tận dụng ánh sáng khi thiết kế quán cafe
Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tổng thể không gian quán cà phê. Quán cà phê nên tận dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày càng nhiều càng tốt. Ánh sáng tự nhiên luôn có nhiều ưu điểm không chỉ khiến không gian quán trở lên giọng hơn thoáng đãng hơn mà còn tạo sự thoải mái dễ chịu cho khách hàng. Ánh sáng tự nhiên còn giúp những bức ảnh check in của khách hàng trở lên lung linh đẹp nhất. Để có thể thu hút ánh sáng tự nhiên và tận dụng một cách tối ưu nhất bạn có thể thiết kế quán cà phê sử dụng những cửa kính lớn hoặc những ô cửa sổ có kích thước rộng. Việc chọn rèm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ánh sáng ở khu vực đó quá chói chang, hãy kết hợp rèm mỏng để vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên mà vẫn không khiến khách hàng khó chịu. Không những vậy ánh sáng tự nhiên cũng giúp bạn tiết kiệm điện cho quán cà phê.
5.2. Trang trí nội thất cho quán cafe
Tổng thể không gian quán cà phê cần đảm bảo hài hòa và sắp xếp thông minh. Tùy thuộc vào phong cách và diện tích của quán cà phê bạn có thể chọn những mẫu nội thất khác nhau. Nếu quán cafe của bạn có diện tích khiêm tốn, những mẫu nội thất đơn giản màu sắc trang nhã là lựa chọn tốt để xua tan đi cảm giác chật chội.
Thêm vào đó việc chọn lựa nội thất cũng cần được cân nhắc để hài hòa với màu sơn, phong cách của quán cà phê. Để tạo sự đồng bộ nhất quán, bạn nên lựa chọn những gam màu phù hợp.
Lưu ý không nên lạm dụng việc sắp xếp quá nhiều nội thất khiến không gian quán cà phê trở nên chật hẹp. Hãy thiết kế những lối đi giữa các bàn phù hợp để cho khách có thể di chuyển thoải mái và đảm bảo sự riêng tư cho mỗi bàn. Lối đi chính cần rộng hơn để thuận tiện cho nhân viên order đồ uống và phục vụ khách. Đừng ngần ngại bỏ đi những bàn có vị trí xấu và thay bằng những nội thất trang trí để quán cà phê của bạn trông đẹp mắt hơn.
5.3. Sử dụng vật dụng trang trí cho quán cafe
Bên cạnh những nội thất chính, những vật dụng trang trí cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp của không gian quán cà phê. Đồ trang trí cần nhất quán với phong cách mà bạn muốn hướng tới. Những đồ trang trí có họa tiết cổ xưa phù hợp với những quán cà phê vintage. Với những quán cà phê có không gian mở, những chậu cây xanh chậu hoa nhỏ sẽ giúp tạo không gian xanh thoáng đãng cho khách hàng có cảm giác Hòa mình cùng thiên nhiên.
Ngoài những vật dụng trang trí luôn hiện hữu mang phong cách của quán, vào những dịp đặc biệt như Tết, Trung thu, Noel,… bạn cũng nên trang trí thêm cho quán cà phê của mình theo chủ đề.
6. Xây dựng menu cho quán cafe
Menu của quán cà phê đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng khi mở quán cafe. Từ những thông tin đã thu thập được khi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng và ý tưởng kinh doanh của riêng mình, hãy bắt tay vào xây dựng menu cho quán cà phê.
Một số lưu ý khi xây dựng menu cho quán cà phê mà bạn cần biết:
- Không nên tham lam đưa tất cả những thức uống vào menu khiến khách hàng cảm thấy bối rối.
- Ngoài những đồ uống thông dụng được mọi người ưa thích, hãy sáng tạo một loại đồ uống độc đáo mà nơi khác chưa có để khách hàng nhớ đến quán cà phê của bạn. Một món đồ uống độc đáo cùng cái tên bắt tai có thể sẽ là thức uống níu chân mọi khách hàng của bạn.
- Menu của quán cần thay đổi để có thể phù hợp với xu hướng thị trường tuy nhiên vẫn phải giữ được bản sắc riêng của mình.
- Nếu quán cà phê của bạn ở miền Bắc hãy thiết kế menu theo các mùa khác nhau để phù hợp với khách hàng và thời tiết. Ví dụ các loại trà nóng đồ uống nóng rất thích hợp vào mùa đông.
Để có thể xây dựng menu phù hợp với quán cà phê của mình bạn cần một người có kiến thức về pha chế và các loại đồ uống. Việc đảm bảo chất lượng các loại đồ uống là vô cùng quan trọng để có thể giữ chân khách hàng của mình. Bạn có thể đi học một khóa pha chế để hiểu thêm về thế giới đồ uống hoặc thuê một bartender có chuyên môn giỏi giúp xây dựng menu quán và pha chế các loại đồ uống sau này.
7. Tìm nguồn nguyên liệu pha chế
Với các công thức pha chế ban đầu khá giống nhau, chất lượng đồ uống của các quán cafe phụ thuộc vào sự sáng tạo của bartender và nguồn nguyên liệu pha chế. Hãy tìm nguồn nguyên liệu pha chế quán cà phê của mình thật chuẩn và chất lượng. Một quán cà phê có chất lượng cà phê rang xay tốt có thể là vũ khí tối thượng để thu hút khách hàng của mình. Trên thực tế có rất nhiều quán cà phê cửa hàng đồ uống nổi tiếng bởi công thức pha chế và nguyên liệu pha chế của riêng họ trên thực tế có rất nhiều quán cà phê cửa hàng đồ uống nổi tiếng bởi công thức pha chế và nguyên liệu và chỉ của riêng họ.
8. Lựa chọn đồ dùng, thiết bị pha chế
Các loại đồ dùng thiết bị pha chế cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trả lời cho câu hỏi mở quán cà phê cần gì. Tùy thuộc vào quy mô của quán cà phê và ngân sách của bạn mà có thể lựa chọn thiết bị và chế phù hợp. Một số thiết bị pha chế vô cùng cần thiết trong quán cà phê như: máy pha cafe tự động, máy xay cafe, máy xay sinh tố,… các loại thiết bị pha chế này giúp đảm bảo chất lượng các loại đồ uống đồng đều và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Không những vậy các loại đồ dùng thiết bị và chế còn góp phần xây dựng hình ảnh một quán cà phê chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các loại thiết bị pha chế đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà lựa chọn cho mình loại máy phù hợp. Đặc biệt với các loại máy pha cà phê, máy xay cà phê bạn cần lựa chọn thật kỹ vì những thiết bị này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ uống. Trước đây các loại cà phê phin được nhiều người ưa chuộng bởi sự dân dã và thói quen. Tuy nhiên, hiện nay các loại cà phê đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật pha chế như nguyên liệu, nhiệt độ nước, áp suất,.. như espresso, cappuccino, latte,… lại là sự lựa chọn hàng đầu trong các quán cà phê. Bởi vậy một chiếc máy pha cà phê chất lượng hợp túi tiền là mối quan tâm hàng đầu của chủ quán cà phê. Các loại máy đến từ các thương hiệu Trung Quốc thường có mức giá rẻ hơn tuy nhiên chi phí sửa chữa bảo trì và chất lượng cà phê thường không được như mong muốn. Các loại máy espresso đến từ thương hiệu châu Âu như Jura, Rancilio,… là lựa chọn hàng đầu cho các quán cafe hiện nay. Không chỉ đảm bảo chất lượng đồ uống luôn ổn định và đạt tiêu chuẩn, máy pha cafe đến từ những thương hiệu hàng đầu còn tạo nên vẻ ngoài sang trọng, chuyên nghiệp cho quán cafe của bạn.
9. Tuyển dụng nhân viên
Nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tất cả các hoạt động của quán cà phê. Phụ thuộc vào quy mô kinh doanh bạn có thể tuyển dụng các vị trí nhân viên phù hợp. Với các quán cà phê có quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình là nhân viên phục vụ pha chế và quản lý. Tuy nhiên để làm được việc này, bạn cần đảm bảo các yếu tố hiểu biết về kiến thức pha chế. Các quán cà phê có quy mô lớn hơn nhiều hơn sẽ bao gồm các vị trí quản lý, pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ,… Để tối ưu chi phí hoạt động bạn có thể thuê một số vị trí là những sinh viên học sinh có nhu cầu làm việc part time.
Kinh doanh quán cà phê là một ngành dịch vụ, vì vậy chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào quy trình và con người. Sau khi thuê được nhân viên bạn cần đào tạo nhân viên của mình phục vụ quán cà phê theo đúng quy chuẩn nhất định mà bạn đặt ra. Hãy thật chú trọng vào quy trình đào tạo nhân viên để tránh các sai lầm tai hại ảnh hưởng đến hình ảnh và hoạt động của quán cà phê sau này.
10. Thực hiện các hoạt động marketing cho quán cafe
Trong thời đại hiện nay, marketing được coi là một phần không thể thiếu đối với các quán cà phê. Việc kết hợp giữa marketing truyền thống và các hoạt động marketing online có thể mang lại hiệu quả không ngờ cho việc kinh doanh. Các hoạt động marketing nên được thực hiện xuyên suốt và có kế hoạch. Đối với kinh doanh quán cà phê marketing đòi hỏi sự nhạy bén và theo kịp xu hướng cao.
Một số hoạt động marketing truyền thống bạn có thể thực hiện như: phát tờ rơi, các chương trình miễn phí đồ uống hoặc mua một tặng một,ưu đãi dành cho các khách hàng cũ…
Marketing online đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút và xây dựng hình ảnh quán cà phê. Đặc biệt khi nhu cầu check in chia sẻ hình ảnh review trên các trang mạng xã hội đang ngày càng phát triển. Bạn có thể tạo những trang fanpage trên Facebook, Instagram,… các tài khoản trên ứng dụng gọi đồ như Now, Grab Food,… để khách hàng biết đến nhiều hơn.
Các hoạt động marketing cũng nên được đẩy mạnh khi quán cafe khai trương hay các dịp đặc biệt. Bạn nên chạy thử một số hoạt động truyền thông trước khi khai trương vài ngày để có thể kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa những thiếu sót trước khi đi vào hoạt động chính thức.
Kinh doanh quán cafe là cơ hội cũng như thách thức của những chủ quán có đam mê với ngành F&B. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, bạn sẽ không còn quá bỡ ngỡ với câu hỏi mở quán cafe cần gì. Chúc bạn kinh doanh thành công!